Các tổ hợp môn, ngành nghề và trường xét tuyển khối S năm 2019

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Khối S là khối thi dành cho những bạn trẻ có năng khiếu về lĩnh vực điện ảnh và có nguyện vọng trở thành diễn viên sân khấu, điện ảnh, đạo diễn, quay phim, biên kịch... trong tương lai. Nếu bạn yêu thích và thực sự đam mê lĩnh vực này thì hãy tìm hiểu thông tin về các ngành học cũng như trường đại học xét tuyển khối S trong bài viết dưới đây.

    1. Các tổ hợp môn thuộc khối S


    Theo quy chế tuyển sinh ĐH mới nhất của Bộ GD&ĐT thì khối S được chia thành hai khối nên môn thi cũng khác nhau. Cụ thể hai tổ hợp môn thuộc khối S như sau:
    • Khối S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
    • Khối S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)
    Đây là khối thi đại học dành cho những thí sinh có năng khiếu về lĩnh vực điện ảnh có nguyện vọng trở thành diễn viên, đạo diễn, quay phim… Do đó, yêu cầu ở khối S ngoài năng khiếu, ngoại hình thì chiều cao cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Những điều kiện cụ thể để thi tuyển vào ngành sân khấu điện ảnh nói chung như sau:
    • Đối với những thí sinh thi ngành diễn viên chèo, cải lương, múa rối: tuyển chiều cao từ 1m65 đối với nam và 1m55 đối với nữ từ 18 đến 22 tuổi, thân hình cân đối, không có khuyết tật thể hình và có giọng nói tốt.
    • Đối với thí sinh dự thi các ngành diễn viên Sân khấu điện ảnh, Chèo, Cải Lương cần phải có chiều cao từ 1,65 với nam và 1m55 với nữ, tuổi từ 17-22, dáng người cân đối, không có khuyết tật thể hình, giọng nói tốt, hát tốt, không ngọng, lắp. Khi đi thi thí sinh không được mặc áo dài, váy và không được trang điểm.
    • Đối với những thí sinh dự thi các ngành nghệ thuật khối Điện ảnh,Truyền hình, Nhiếp ảnh và ngành Đạo diễn Sân khấu, khi đăng ký dự thi phải nộp kèm bài viết, kịch bản, truyện ngắn, ảnh chụp… theo yêu cầu riêng của từng ngành. Sau đó gửi về ban thư ký tuyển sinh trong thời hạn nhà trường thu hồ sơ Đăng ký tuyển sinh.
    • Đối với thí sinh dự thi các ngành: Quay phim và Nhiếp ảnh thì phải biết sử dụng máy ảnh cơ để thực hiện bài thi.
    • Khi thi bạn cần phải luôn tạo tâm lý tốt cũng như sự tự tin thể hiện bản lĩnh sân khấu để đạt được kết quả cao nhất.
    • Đối với những thí sinh thi khối S thì cần phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Riêng nhóm ngành múa thì thí sinh phải tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng nghệ thuật múa.
    • Phải có đủ sức khoẻ để học tập.
    Lưu ý:
    • Thí sinh vẫn phải thi THPT quốc gia như bình thường vì đó vừa là điều kiện để công nhận tốt nghiệp. Điểm Văn, Toán được lấy làm kết quả xét tuyển vào các trường năng khiếu.
    • Còn đề thi, cấu trúc đề thi môn năng khiếu khối S thì tùy thuộc vào từng trường cụ thể.
    01.jpg

    2. Các ngành học xét tuyển khối S


    Có thể nói, với một khối nghệ thuật như khối S thì sẽ không chỉ đào tạo những ngành về diễn xuất mà bên cạnh đó sẽ còn những ngành khác liên quan đến lĩnh vực sân khấu điện ảnh. Với những thí sinh chưa có điều kiện để tìm hiểu khối S gồm những ngành nào, hãy xem danh sách các ngành xét tuyển khối S dưới đây.
    • Đạo diễn sân khấu
    • Huấn luyện múa
    • Diễn viên kịch – điện ảnh – truyền hình
    • Biên đạo múa
    • Quay phim
    • Lý luận, phê bình điện ảnh – truyền hình
    • Đạo diễn điện ảnh - truyền hình
    • Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh
    • Nhiếp ảnh
    • Biên kịch điện ảnh – truyền hình
    • Diễn viên sân khấu kịch hát
    • Diễn viên chèo
    • Diễn viên cải lương
    3. Các trường đại học xét tuyển khối S

    Nếu có nguyện vọng trở thành diễn viên sân khấu điện ảnh, hay đạo diễn, quay phim truyền hình… thí sinh có thể đăng ký học tại những trường sau:
    • Đại học Sân khấu Điện ảnh
    • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
    • Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội