Cách để Cho chó uống nước

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Xử lý tình trạng mất nước, Các chiến thuật hàng ngày, Sắp đặt đĩa nước

    Những chú chó khỏe mạnh thường kiểm soát được lượng nước nạp vào cơ thể, cho dù điều này chưa hẳn là đúng đối với chó con và chó già. Trừ khi có các dấu hiệu nghiêm trọng về sức khỏe, chú chó của bạn hầu như sẽ uống đủ nước sau một vài thay đổi về chế độ ăn và cách sắp đặt bát nước.

    Phương pháp 1: Xử lý tình trạng mất nước

    1.jpg

    1. Chú ý dấu hiệu mất nước. Hầu hết những chú chó khỏe mạnh đều kiểm soát khá tốt lượng nước uống vào. Bạn đừng quá lo lắng khi chưa kiểm tra các dấu hiệu cho thấy các vấn đề về sức khỏe hoặc mất nước ở chó:

    • Véo nhẹ phần da trên gáy hoặc giữa hai bả vai của chó, sau đó buông tay ra. Nếu da chó không ngay lập tức trở lại ví trí ban đầu, có thể là chó của bạn đang bị mất nước.
    • Ấn nhẹ ngón tay vào lợi của chó cho đến khi chỗ ấn nhạt màu đi, sau đó nhấc ngón tay ra. Nếu phần lợi mà bạn vừa ấn không nhanh chóng trở lại màu sắc ban đầu thì nghĩa là chó của bạn có thể đang bị mất nước.[1]
    • Các dấu hiệu khác có thể xuất hiện khi chó mất nước là trạng thái lờ đờ, chán ăn, lượng nước tiểu và màu sắc nước tiểu thay đổi. Nếu chỉ có các dấu hiệu này thì tình trạng không đến mức nguy cấp, trừ khi chúng rất nghiêm trọng hoặc kéo dài quá một ngày.

    2.jpg

    2. Nhận biết các yếu tố nguy cơ. Các giai đoạn của cuộc đời và các vấn đề sức khỏe của chó có thể làm gia tăng tần suất và độ nghiêm trọng của tình trạng mất nước. Bạn nên đặc biệt chú ý trong các trường hợp sau:

    • Tương tự như người, chó cũng có thể bị mất nước khi thời tiết nóng bức. Bạn cần đảm bảo cho chó uống đủ nước khi trời nóng.
    • Hiện tượng nôn, tiêu chảy, thở hổn hển hoặc chảy nhiều nước dãi đều có thể gây mất nước nếu chó không uống nhiều nước hơn để bù lại lượng nước đã mất.
    • Tương tự, bệnh thận và các bệnh mãn tính khác cũng có thể gây mất nước.
    • Nếu chó của bạn bị tiểu đường, mang thai, đang cho con bú, còn rất non hoặc rất già, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y ngay khi có dấu hiệu đầu tiên biểu hiện tình trạng mất nước.

    3.jpg

    3. Đưa chó đến bác sĩ thú y. Nếu chó có biểu hiện một trong những triệu chứng trên đây và không chịu uống nước, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể tiêm tĩnh mạch dung dịch muối đẳng trương hoặc tiêm chất lỏng dưới da để bù nhanh lượng nước cho chó.

    • Bác sĩ thú y cũng sẽ kiểm tra các vấn đề sức khỏe của chó vốn có thể dẫn đến mất nước, chẳng hạn như bệnh thận. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc chế độ ăn đặc biệt cho chó.

    4.jpg

    4. Cho chó uống dung dịch bù nước. Nếu chó có các triệu chứng mất nước nhưng bạn không thể đưa đến bác sĩ ngay, bạn có thể pha loãng dung dịch bù nước Pedialyte với một lượng nước tương đương và cứ cách một tiếng cho chó uống 1 cốc (240 mL).[2] Dung dịch bù nước có bán ở các hiệu thuốc.

    • Không pha thêm bất cứ thành phần nào khác, nếu không, bạn có thể gây hại thêm cho chó.
    • Tuy rằng các loại dung dịch bù nước khác cũng dễ mua, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi sử dụng, nếu có thể.
    • Nếu sống ở Mỹ, bạn có thể dùng trang web của Pedialyte để xác định cửa hàng gần nhất có bán dung dịch bù nước Pedialyte.

    5.jpg

    5. Bổ sung hương vị và chất điện giải vào nước. Nếu không tìm được dung dịch Pedialyte, bạn hãy rót một chút nước súp gà ít muối hoặc nước cà rốt pha loãng vào nước. Cách này giúp bù các chất điện giải đã mất do mất nước, đồng thời tăng thêm hương vị để hấp dẫn chú chó bị bệnh.

    6.jpg

    6. Dùng ống bơm tiêm nếu cần thiết. Nếu chú chó ốm của bạn nhất định không chịu uống nước, bạn cần tìm một ống bơm tiêm không gắn kim để hút nước và bơm vào miệng chó. Xịt nước vào bên trong má của chó thay vì bơm thẳng vào họng để tránh làm chó bị sặc.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Các chiến thuật hàng ngày

    7.jpg

    1. Cho chó vận động. Chó cần các bài tập vận động hàng ngày như đi bộ nhanh hoặc chơi trong công viên hay trong sân. Nếu chú chó của bạn không vận động đúng mức, có thể nó không mất nước vì thở hổn hển và sẽ không khát như những chú chó năng động khỏe mạnh khác.

    • Khi dắt chó đi dạo đường dài, bạn hãy đem theo nước và cách khoảng 10 phút cho chó uống một lần. Cách này sẽ luyện cho chó thói quen uống nước thường xuyên khi ở nhà.
    • Bạn chỉ nên cho chó luyện tập khi khỏe mạnh. Đối với chó già hoặc bệnh, bạn hãy hỏi bác sĩ thú y về các phương án khác.

    8.jpg

    2. Cho chó ăn thức ăn ướt. Trong thức ăn ướt đã có sẵn nhiều nước và thường được biểu thị trên hộp thức ăn bằng dòng chữ "% moisture content" (“hàm lượng nước”). Bạn có thể thay toàn bộ thức ăn khô cho chó bằng thức ăn ướt, nhớ kiểm tra nhãn sản phẩm hoặc hỏi bác sĩ thú y về lượng thức ăn thích hợp với chó của bạn.

    • Bạn cũng có thể chọn cách ngâm thức ăn khô vào bát nước khoảng 30-60 phút trước khi cho chó ăn.

    9.jpg

    3. Cho chó ăn đúng bữa. Bạn chỉ nên cho chó ăn một hoặc hai bữa một ngày, tùy theo khuyến nghị của bác sĩ thú y hoặc hướng dẫn ghi trên bao bì thức ăn. Nếu được ăn liên tục, một số chú chó sẽ nhầm lẫn cảm giác khát thành đói.

    10.jpg

    4. Cho chó ra ngoài đi tiểu khi cần. Nếu chó của bạn bị kẹt trong nhà liên tục 8 tiếng, có thể nó sẽ tránh uống nước vì biết rằng điều này sẽ khiến bàng quang đầy và gây khó chịu. Bạn cần cho chó ra ngoài đi tiểu vài tiếng một lần hoặc huấn luyện cho chó sử dụng tấm lót vệ sinh.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp: 3 Sắp đặt đĩa nước

    11.jpg

    1. Luôn để sẵn nước cho chó uống. Nếu nhà có nhiều tầng, bạn nên đặt một bát nước ở mỗi tầng mà chó có thể tiếp cận. Nếu chó thường ở ngoài sân hoặc bị nhốt trong phòng, bạn cần đặt thêm một bát nước ở những khu vực đó.

    • Cố gắng đặt "trạm tiếp nước" ở một chỗ cố định để chú chó của bạn biết cần đến đâu để uống nước.
    • Chó bị xích ngoài trời có thể bị vướng xích hoặc dây buộc bị rối và không thể tiếp cận bát nước.[3] Nếu không có cách nào khác để thay thế xích chó, bạn hãy dọn dẹp các vật cản và đặt bát nước bên cạnh cọc xích chó. Bát nước có thể bị đổ vì vướng vào dây hoặc xích, do đó bạn cần kiểm tra thường xuyên và bù nước khi cần thiết.

    12.jpg

    2. Thay nước thường xuyên. Hàng ngày bạn nên đổ hết nước trong bát, rửa sạch mọi cặn bẩn trước khi rót nước mới và dùng khăn giấy lau thành bát. Thay nước mỗi khi bạn nhận thấy có lông chó hoặc đất cát trong bát nước hoặc khi bát nước vơi nhiều. Khi thời tiết nóng bức, có thể bạn cần kiểm tra bát nước vài tiếng một lần.

    • Rửa kỹ và lau khô bát nước ít nhất mỗi tuần một lần. Rửa thường xuyên hơn nếu bát nước bị bẩn.

    13.jpg

    3. Cân nhắc dùng bình nước tự động cho chó mèo. Bình nước kiểu này có thể hấp dẫn hơn đối với những chú chó thích uống nước đang chảy hoặc với chó con chưa quen uống nước trong bát. Bình uống nước cũng giúp chó kém thị lực dễ tìm hơn.

    14.jpg

    4. Cho đá viên vào nước trong những ngày trời nóng. Nhiều chú chó thích uống nước lạnh. Bạn hãy cho vài viên đá vào bát nước và để cho chó trông thấy. Có thể chú chó của bạn sẽ tò mò đến và thử xem xét bát nước.

    15.jpg

    5. Làm cho bát nước sinh động hơn. Nếu không muốn mua bình uống nước tự động, bạn hãy thử lắc bát nước hoặc vẫy vẫy đồ chơi bên trên bát nước. Vài quả việt quất hoặc những món phần thưởng nhỏ thả vào trong bát nước cũng có thể khuyến khích chó uống nước khi nó vớt những thứ nó thích ra khỏi nước.

    • Nếu chó vẫn thờ ơ, bạn hãy thử lại lần nữa sau khi thay bát nước dành cho chó bằng cốc hoặc bát thông thường với hình dạng và màu sắc khác.

    Lời khuyên
    • Không đặt bát nước của chó dưới trời nắng. Hầu hết chó đều không thích uống nước ấm.

    Cảnh báo
    • Nếu cuối cùng chú chó của bạn cũng chịu uống nước sau khi bạn đã bỏ bao nhiêu công sức dỗ dành, bạn nên để yên cho nó uống. Sự chú ý quá mức có thể khiến chó bị xao lãng khỏi bát nước.
    • Không để chó uống nước trong phòng tắm; đó có thể là nguồn vi khuẩn gây bệnh.[4]