Chú thích trên mã sẽ cho phép bạn để lại lời nhắc và sự lý giải cho chính mình cũng như những lập trình viên khác khi làm việc trên trang web. Ghi chú cũng có thể được sử dụng nhằm vô hiệu hóa những đoạn mã khi bạn đang thử nghiệm hay làm việc trên một tính năng mới còn chưa hoàn thiện. Việc tìm hiểu làm thế nào để chú thích đúng cách sẽ giúp cho công việc lập trình hiệu quả hơn đối với bạn và những người đồng nghiệp của mình. Các bước 1. Chèn một dòng chú thích. Chú thích được chỉ định bởi thẻ <!-- và -->. Bạn có thể chèn nhanh một chú thích để nhắc nhở mình về vấn đề của đoạn mã. <html> <head> <title>Thử nghiệm chú thích</title> </head> <body> <!-- Mã này tạo nên một đoạn văn bản --> <p>Đây là website</p> </body> </html> Bạn cần chắc rằng không có khoảng cách giữa thẻ chú thích. Chẳng hạn, thẻ < !-- không thể kích hoạt tính năng ghi chú. Bên trong thẻ chú thích, bạn có thể thêm bao nhiêu khoảng cách tùy ý. 2. Tạo nhiều dòng chú thích. Ghi chú của bạn có thể nối dài thành nhiều dòng, điều này thích hợp cho việc giải thích những mã phức tạp hay vô hiệu hóa các đoạn mã lớn. <html> <head> <title>Thử nghiệm chú thích</title> </head> <body> <!-- Chú thích có thể dài bao nhiêu tùy ý. Mọi thứ bên trong thẻ ghi chú không ảnh hưởng đến mã trên trang web. --> <p>Đây là website</p> </body> </html> 3. Sử dụng tính năng chú thích để vô hiệu hóa nhanh một đoạn mã. Nếu bạn đang dò tìm lỗi hay muốn ngăn mã tiếp tục chạy trên trang web, bạn có thể sử dụng tính năng ghi chú để chặn nhanh đoạn mã. Như vậy, bạn chỉ cần xóa thẻ chú thích đi là có thể dễ dàng khôi phục lại mã. <html> <head> <title>Thử nghiệm chú thích</title> </head> <body> <p>Xem tin nhắn này</p> <img src="/images/image1.jpg"> <!-- Ẩn hình ảnh này ngay <img src="/images/image2.jpg"> --> </body> </html> 4. Dùng tính năng chú thích để ẩn kịch bản trên các trình duyệt không hỗ trợ Java. Nếu đang lập trình trên JavaScript hay VBScript, bạn có thể sử dụng tính năng ghi chú để ẩn kịch bản trên những trình duyệt không hỗ trợ nó. Ở đầu kịch bản, bạn hãy chèn chú thích và kết thúc bằng thẻ //--> nhằm đảm bảo rằng kịch bản chỉ hoạt động trên các trình duyệt có hỗ trợ. <html> <head> <title>VBScript</title> </head> <body> <script language="vbscript" type="text/vbscript"> <!-- document.write("Xin chào Thế giới!") //--> </script> </body> </html> Dấu // ở cuối thẻ sẽ ngăn kịch bản thực thi tính năng chú thích nếu nó được trình duyệt hỗ trợ. Lời khuyên Chú thích là một thói quen tốt trong lập trình vì điều này giúp bạn ghi nhớ cách mà mọi thứ hoạt động và sẽ dễ dàng hơn cho bạn về sau khi quay lại làm việc với mã.