Cách để Chữa bệnh cho cá beta

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Nhận biết các bệnh của cá betta, Điều trị bệnh cho cá betta, Ngăn ngừa bệnh cho cá betta

    Nếu đã từng ghé thăm cửa hàng bán cá cảnh, có lẽ bạn sẽ thấy những chú cá nhỏ sặc sỡ bơi trong từng chiếc cốc nhựa riêng. Chúng là loài cá cảnh rất thú vị có tên gọi Betta splendens, hoặc cá chọi xiêm. Thật không may, loài cá này thường được chuyên chở trong điều kiện thiếu vệ sinh từ các quốc gia châu Á bản địa. Với những căng thẳng cộng thêm đó, cá betta có thể dễ bị nhiễm nhiều căn bệnh nguy hại. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh này đều có thể chữa khỏi khi được điều trị và chăm sóc kịp thời.

    Phần 1: Nhận biết các bệnh của cá betta

    1.jpg

    1. Chú ý nếu vây cá trông có vẻ sần sùi hoặc cá không linh hoạt như thường lệ. Màu sắc của cá có thể nhợt nhạt hơn bình thường và có những mảng màu trắng hoặc trông như bông gòn trên mình cá. Đó là các dấu hiệu của bệnh nhiễm nấm. Nấm có thể phát triển trong bể cá không được xử lý bằng muối và Aquarisol khi cho nước vào bể.[1]

    • Loài nấm này có thể lây lan nhanh từ con cá bị nhiễm sang những con cá khác trong bể, vì vậy cá bị bệnh cần phải được điều trị ngay.

    2.jpg

    2. Kiểm tra mắt cá betta xem một mắt hoặc cả hai mắt cá có lồi lên không. Đây là một triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn gọi là bệnh lồi mắt. Cá có thể bị lồi mắt do nước bẩn trong bể cá hoặc do nhiễm một bệnh nghiêm trọng hơn như lao phổi. Buồn một nỗi, bệnh lao phổi ở cá là không chữa được và làm chết cá betta. Bệnh lao phổi có thể khiến cột sống của cá bị cong (đừng nhầm với "cục bướu" tự nhiên thường phát triển ở những con cá betta già).[2]

    3.jpg

    3. Kiểm tra xem vẩy cá có bị xù lên hoặc phồng lên không. Đây là các triệu chứng của bệnh phù, một bệnh nhiễm khuẩn ở thận của cá. Bệnh này dẫn đến suy thận và ứ nước hoặc trướng bụng. Tình trạng này thường xảy ra ở những con cá yếu do điều kiện nước kém hoặc do ăn phải thức ăn ô nhiễm.[3][4]

    • Một khi đã bị suy thận do ứ dịch, cá của bạn có nguy cơ chết. Bạn có thể phòng ngừa bệnh phù bằng cách không cho cá ăn giun sống hoặc thức ăn ô nhiễm. Phương pháp tắm muối cho cá có thể giúp rút dịch ra và thuốc có thể giúp ích. Vì rất khó biết loại thuốc nào là thích hợp, và bệnh phù thường nhanh chóng tiến triển xấu nên việc cho cá chết êm ái là điều nên chấp nhận.

    4.jpg

    4. Lưu ý nếu trên mình cá có nhiều chấm hoặc đốm trắng trông như muối hoặc cát. Đây là dấu hiệu của bệnh đốm trắng hoặc bệnh ich. Các đốm này có thể hơi sần lên, và cá sẽ thường cọ mình vào các vật trong bể do bị kích ứng và ngứa da. Cá cũng có thể gặp vấn đề về hô hấp và thường nổi lên đớp không khí trên mặt nước trong bể. Bệnh đốm trắng tấn công những con cá bị căng thẳng do nhiệt độ nước thất thường và độ pH của nước trong bể cá dao động.[5]

    5.jpg

    5. Quan sát xem đuôi hoặc vây cá có bị tưa hoặc bạc màu không. Đây là các dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn khiến vây, đuôi và miệng cá bị thối rữa. Bệnh thối vây thường xảy ra ở những con cá bị bắt nạt hoặc bị thương do những con cá khác trong bể cắn đuôi. Môi trường không tốt cũng góp phần gây bệnh thối vây. Tuy nhiên, nếu cá của bạn là loại cá đuôi tưa thì chúng có vây tưa tự nhiên.[6]

    • May mắn thay, hầu hết cá betta có thể mọc lại vây và đuôi nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đuôi và vây cá sau khi mọc lại có thể không còn lộng lẫy như trước.
    • Một số cá betta có thể mắc bệnh thối vây và thân tiến triển nếu bệnh thối vây thông thường không được điều trị trong thời gian dài. Cá của bạn có thể bị mất vây và mô thịt khi bệnh phát triển. Một khi mô thịt của cá đã bị thối rữa thì rất khó chữa bệnh thối vây tiến triển, và về cơ bản là cá của bạn đã sẽ bị ăn thịt khi còn sống.

    6.jpg

    6. Soi đèn pin vào cá betta xem cá có màu ánh vàng hoặc màu rỉ sét không. Đây là một triệu chứng của bệnh nấm nhung, một loại ký sinh dễ lây lan. Nếu cá bị bệnh nấm nhung, chúng sẽ thường cụp vây sát vào thân, bắt đầu bị bạc màu, chán ăn và có thể cọ mình vào thành bể hoặc sỏi trong bể cá.[7]

    • Vì nấm nhung là loài ký sinh rất dễ lây, bạn nên điều trị tất cả cá trong bể nếu một con cá có dấu hiệu nhiễm bệnh.

    7.jpg

    7. Kiểm tra hiện tượng cá nổi nghiêng một bên hoặc nằm im dưới đáy bể. Đây là các dấu hiệu của bệnh rối loạn bong bóng, một bệnh thường gặp ở cá betta. Bệnh rối loạn bong bóng thường do cá ăn quá nhiều, dẫn đến bong bóng bị sưng phồng khiến cá nổi nghiêng một bên trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy bể vì không bơi được.[8]

    • Nhớ rằng bệnh rối loạn bong bóng khá dễ trị và không hại cho cá, vì vậy bạn không phải lo cá chết vì bệnh này.

    8.jpg

    8. Để ý nếu thấy có những sợi chỉ màu xanh lá pha trắng trên mình cá. Đây là một triệu chứng của bệnh trùng mỏ neo, một loài giáp xác nhỏ xíu đào sâu vào da cá và xâm nhập vào các cơ của cá. Sau đó, chúng sẽ đẻ trứng vào cá trước khi chết, để lại tổn thương cho cá và có thể dẫn đến nhiễm trùng.[9][10] Cá betta có thể nhiễm trùng mỏ neo do tiếp xúc ở tiệm cá cảnh, do thức ăn hoặc lây từ các con cá nhiễm bệnh được thả vào bể.

    • Cá có thể cũng cọ mình vào các vật trong bể để cố gắng loại bỏ trùng mỏ neo, và những chỗ trùng mỏ neo bám vào cá có thể sưng lên.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 2: Điều trị bệnh cho cá betta

    9.jpg

    1. Cách ly cá bị nhiễm bệnh. Nếu con cá nhiễm bệnh sống chung với những con cá khác trong bể, bạn hãy dùng vợt sạch để vớt cá ra và thả vào bể nhỏ hơn có hệ thống lọc cần thiết. Điều này sau đó sẽ giúp bạn xử lý nước và bể cá mà không làm hại cá.

    • Bạn cũng nên kiểm tra bể cách ly để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho cá betta, vào khoảng 25-27 độ C.[11]

    10.jpg

    2. Dùng thuốc ich guard trị bệnh đốm trắng. Bạn có thể mua loại thuốc này ở các cửa hàng bán cá cảnh. Bạn cũng có thể trị bệnh đốm trắng bằng cách tăng nhiệt độ nước nếu bể cá có dung tích lớn hơn 20 lít. Nếu bể cá nhỏ hơn 20 lít, bạn nên tránh tăng nhiệt độ, vì điều này có thể làm chết cá.[12]

    • Tăng dần nhiệt độ nước trong bể lớn để khỏi làm sốc cá cho đến khi đạt đến 29,5 độ C. Cách này sẽ tiêu diệt được ký sinh trùng ich gây bệnh đốm trắng.
    • Nếu có bể cá nhỏ, bạn hãy làm vệ sinh bể thật kỹ, thay toàn bộ nước và xử lý nước bằng Aquarisol và muối chuyên dùng cho bể cá. Bạn cũng có thể chuyển cá sang bể tạm thời và tăng nhiệt độ nước đến 29,5 độ C để tiêu diệt các ký sinh trùng ich còn sót trước khi thả cá lại vào bể.
    • Bạn có thể ngăn ngừa bệnh đốm trắng phát triển bằng cách duy trì nhiệt độ nước ổn định và làm vệ sinh bể cá hàng tuần.

    11.jpg

    3. Trị nấm bắng thuốc ampicillin hoặc tetracycline. Các loại thuốc này có thể tiêu diệt nấm và ngăn ngừa cá betta nhiễm nấm, dẫn đến thối vây và đuôi. Bạn cũng nên làm sạch thật kỹ bể cá và thay toàn bộ nước. Xử lý nước mới bằng ampicillin hoặc tetracycline và thuốc diệt nấm.[13]

    • Bạn sẽ cần làm vệ sinh bể cá và thay toàn bộ nước cách 3 ngày một lần, cho thuốc vào bể sau mỗi lần thay nước để diệt nấm vĩnh viễn. Khi thấy cá betta không còn bị mất mô đuôi hoặc vây, bạn có thể quay lại với lịch vệ sinh bể cá như thường lệ.
    • Bạn cũng có thể dùng ampicillin để trị chứng lồi mắt ở cá betta. Làm vệ sinh và thay toàn bộ nước bể cá 3 ngày một lần, cho ampicillin vào bể cá sau mỗi lần thay nước. Triệu chứng mắt lồi ở cá betta sẽ khỏi trong vòng một tuần.

    12.jpg

    4. Cho thuốc BettaZing vào bể cá để tiêu diệt tất cả các ngoại ký sinh. Nếu cá có bất cứ dấu hiệu nào của ngoại ký sinh như trùng mỏ neo hoặc nấm nhung, bạn nên thay ít nhất 70% lượng nước trong bể cá, sau đó xử lý lượng nước còn lại bằng BettaZing để diệt mọi ngoại ký sinh còn sót và trứng của chúng.[14]

    • Bạn có thể mua BettaZing tại tiệm bán cá cảnh.

    13.jpg

    5. Tránh cho cá betta ăn quá nhiều để ngăn ngừa bệnh rối loạn bong bóng. Cá betta không phàm ăn, vì vậy bạn chỉ nên cho cá ăn mỗi ngày một bữa nhỏ để cá khỏi ăn quá nhiều. Cá phải ăn hết thức ăn trong bể trong vòng 2 phút. Thức ăn thừa để lại trong bể cá có thể giảm chất lượng nước và khiến cá dễ mắc bệnh hơn.[15]

    • Bạn nên cho cá betta ăn chế độ ăn phong phú và giàu protein. Tìm mua thức ăn cho cá betta được đóng dấu kiểm định tại tiệm bán cá cảnh và các thức ăn đông lạnh hoặc chế biến dành cho cá nhiệt đới.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 3: Ngăn ngừa bệnh cho cá betta

    14.jpg

    1. Chuẩn bị một bộ sơ cứu cho cá betta. Cá betta có thể nhiễm bệnh hoặc nhiễm trùng trong thời điểm nào đó trong đời, vì vậy bạn cần chuẩn bị sẵn thuốc để điều trị cho cá một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thuốc có thể gây căng thẳng cho cá betta, do đó bạn chỉ nên dùng khi đã xác định chắc chắn cá bị nhiễm trùng hoặc mắc một bệnh cụ thể nào đó cần phải chữa trị bằng thuốc. Bạn có thể tìm mua thuốc điều trị cá ở các tiệm bán cá cảnh. Bộ sơ cứu của bạn cần có các loại thuốc sau:[16]

    • BettaZing hoặc Bettamax: Các thuốc này có tác dụng kháng ký sinh trùng, kháng nấm và kháng động vật nguyên sinh. Các thuốc này giúp xử lý một số vấn đề như nấm và nấm nhung ký sinh. Bạn cũng có thể dùng thuốc như một biện pháp phòng ngừa trong thời gian cho cá betta làm quen với môi trường mới hoặc mỗi lần thả cá mới vào bể.
    • Kanamycin: Đây là thuốc kháng sinh có bán tại nhiều tiệm cá cảnh và tiệm thú cưng. Thuốc này có thể dùng để trị những bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
    • Tetracycline: Loại thuốc kháng sinh này được dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn nhẹ hơn như bệnh nhiễm nấm.
    • Ampicillin: Đây là loại thuốc kháng sinh công hiệu để chữa bệnh lồi mắt và các bệnh nhiễm trùng khác. Bạn có thể tìm mua thuốc này tại các cửa hàng chuyên bán cá cảnh và trên mạng.
    • Jungle Fungus Eliminator: Đây là loại thuốc kháng nấm trị nhiều bệnh nhiễm nấm và rất hữu ích đối với người nuôi cá betta.
    • Maracin 1 và Maracin 2: Các thuốc này có dạng viên nén, có tác dụng trị các bệnh nhiễm trùng nhẹ như bệnh thối vây và đuôi. Tuy nhiên, thuốc này không hiệu quả như các loại thuốc khác trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

    15.jpg

    2. Thay 10-15% lượng nước trong bể cá hàng tuần hoặc hai tuần một lần, tùy vào loại và mức độ của bộ lọc bể cá. Cách này sẽ giúp loại bỏ chất thải tích tụ và các chất hữu cơ thối rữa từ thức ăn và lá cây chết trong bể cá. Việc thay một lượng nước nhỏ hàng tuần cũng giúp loại bỏ các độc tố trong nước và giữ sạch nước.[17]

    • Không loại bỏ các cây thủy sinh hoặc vật trang trí trong bể cá. Khi những thứ này bị lấy đi hoặc rửa sạch, các lợi khuẩn có công dụng lọc nước trong bể có thể sẽ chết và giảm chất lượng của hệ thống lọc nước. Ngoài ra, bạn cũng không cần chuyển cá sang bể khác khi thay nước một phần, vì điều này sẽ làm cho cá bị căng thẳng vá có thể tiếp xúc với các vi khuẩn gây hại.[18]
    • Bạn có thể dùng ống xi phông để hút cặn bẩn trong sỏi và các vật trang trí. Dùng dụng cụ cạo rêu tảo để loại bỏ tảo trên thành bể hoặc trên các vật trang trí trước khi hút bớt nước.[19]
    • Nếu bể cá không có bộ lọc, bạn hãy bắt đầu bằng việc làm sạch nước và kiểm tra nồng độ amoniac hàng ngày. Khi bộ thử cho kết quả có amoniac là đã đến lúc cần phải thay nước.[20] Bạn có thể dùng nắp đậy bể cá hoặc bộ lọc để giảm số lần thay nước và bảo vệ cá khỏi nhiễm trùng hoặc bị bệnh.[21]
    • Kiểm tra nước mỗi ngày một lần để dảm bảo nước không bị đục, nổi bọt hoặc có mùi lạ. Đây có thể là các dấu hiệu của vi khuẩn sinh sôi và cần phải thay toàn bộ nước.[22] Cách này giúp ngăn ngừa cá betta nhiễm bệnh hoặc nhiễm trùng.

    16.jpg

    3. Dùng muối bể cá để loại bỏ các bệnh nhiễm khuẩn. Các bệnh nhiễm khuẩn ở cá như bệnh thối vây và đuôi có thể được ngăn ngừa bằng cách dùng muối chuyên xử lý bể cá. Không như muối ăn, loại muối bể cá không chứa các chất phụ gia như i ốt hoặc canxi silicat. (Đừng dùng muối ăn!) [23]

    • Không dùng muối bể cá hoặc thuốc có chứa đồng nếu trong bể cá có nuôi ốc thủy sinh hoặc cá chuột nhỏ, vì chúng không chịu được các chất này và có thể chết. Ốc nerite có thể chịu được muối nhưng không chịu được đồng, vì vậy bạn cần xử lý cẩn thận.[24]
    • Luôn tuân theo hướng dẫn trên bao bì về liều lượng dùng. Thông thường, liều dùng được các nhà sản xuất khuyến nghị là 1 thìa canh muối cho mỗi 20 lít nước bể cá.