Cách để Giám sát nhiệt độ bộ xử lý trung tâm (CPU)

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Sử dụng hệ thống đầu vào/đầu ra cơ bản (BIOS), Sử dụng một chương trình phần mềm, Giảm nhiệt độ CPU

    Để duy trì sức khỏe máy tính, theo dõi, giám sát nhiệt là việc vô cùng quan trọng. Khi trở nên quá nóng, có thể máy tính sẽ bị lỗi, chạy chậm hoặc tắt đột ngột. Bài wikiHow này sẽ chỉ bạn cách để theo dõi nhiệt độ bộ xử lý trung tâm CPU.

    Phần 1: Sử dụng hệ thống đầu vào/đầu ra cơ bản (BIOS)

    1.jpg

    1. Khởi động lại máy tính. BIOS là trình đơn cho phép bạn điều chỉnh cài đặt cơ bản của máy tính. Hầu hết giao diện BIOS đều được tích hợp chương trình theo dõi, giám sát phần cứng, cho phép bạn kiểm tra nhiệt độ của máy. Bạn sẽ phải truy cập vào BIOS khi máy tính vừa khởi động và sẵn sàng nhận lệnh.

    • Nếu dùng hệ điều hành Window 8, hãy mở thực đơn Nguồn (Power) và giữ phím Shift trong lúc nhấn Khởi động lại (Restart). Nhờ đó, bạn sẽ vào được Chế độ Khởi động Nâng cao (Advanced Startup Mode). Với chế độ này, bạn có thể mở cài đặt bo mạch chủ (UEFI) trong thực đơn Xử lý sự cố (Troubleshooting).

    2.jpg

    2. Nhấn phím BIOS. Phím này không đồng nhất ở những nhà sản xuất phần cứng khác nhau. Thường thì đó là F2, F10 và Del. Phím đúng sẽ hiển thị trên cùng màn hình với logo của nhà sản xuất.

    • Nếu không nhấn phím kịp, máy tính sẽ khởi động lại như bình thường và bạn sẽ phải làm lại lần nữa.

    3.jpg

    3. Tìm chương trình Giám sát Phần cứng (Hardware Monitor). Những chương trình BIOS khác nhau được phân thành những phần với tên gọi khác nhau. Một số phần phổ biến bao gồm Giám sát Phần cứng (H/W Monitor), Tình trạng (Status), Sức khỏe PC (PC Health), v.v.

    4.jpg

    4. Kiểm tra nhiệt độ CPU. Giới hạn nhiệt độ dành cho CPU là không đồng nhất, tùy thuộc vào dòng của chúng. Dù vậy, nhìn chung, nó nên thấp hơn 75° C (167° F). Hãy kiểm tra tài liệu cung cấp thông tin về CPU của bạn nhằm xác định giới hạn nhiệt độ chính xác.

    • Kiểm tra nhiệt độ những bộ phận khác. Khi kiểm tra nhiệt độ CPU, hãy kiểm tra xem phần còn lại hệ thống của bạn đang nóng đến mức nào. Hầu hết chương trình giám sát phần cứng đều cho biết nhiệt độ bo mạch chủ, card đồ họa (hay còn gọi là bo mạch đồ họa) và có thể là cả nhiệt độ không khí trong thùng máy.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 2: Sử dụng một chương trình phần mềm

    5.jpg

    1. Cài đặt một chương trình giám sát phần cứng. Hầu hết bo mạch chủ đều được đi kèm với các chương trình giám sát phần cứng có trong đĩa cài đặt hoặc trên website của nhà sản xuất. Bạn cũng có thể tải phần mềm miễn phí giúp đọc và báo cáo lại thông số nhiệt độ trên BIOS. Những chương trình phổ biến bao gồm:[1]

    • Open Hardware Monitor
    • Speedfan.
    • Core Temp
    • HWMonitor
    • Real Temp

    6.jpg

    2. Chạy chương trình. Một khi đã tải/cài đặt chương trình được chọn, hãy mở chương trình để lấy thông tin nhiệt độ máy tính. Hầu hết chương trình đều trình bày toàn bộ thông tin nhiệt độ cùng tốc độ quạt và chỉ số điện áp. Hãy so sánh tất cả những chỉ số này với mức đề nghị từ tài liệu tham khảo dành cho hệ thống của bạn.

    • Một số chương trình có thể sẽ cần đến quyền truy cập đặc biệt vào thiết lập máy tính và đề nghị bạn tiếp tục trước khi chúng có thể hoạt động.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 3: Giảm nhiệt độ CPU

    7.jpg

    1. Để máy tính được thở. Đảm bảo rằng không quạt hay lỗ thông khí nào bị tắc nghẽn. Hãy mở máy và dùng khí nén thổi sạch bụi ra ngoài. Nếu các bộ phận của máy tính không được thông khí, nhiệt độ sẽ bắt đầu tăng. [2]

    8.jpg

    2. Bôi keo tản nhiệt mới. Keo tản nhiệt dẫn nhiệt từ CPU đến thiết bị tản nhiệt. Qua thời gian, keo tản nhiệt sẽ bị xuống cấp. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên thay keo tản nhiệt bao lâu một lần. Dù vậy, khi máy tính có nhiệt độ cao hơn mức thông thường, đây là phương án khắc phục dễ nhất để bắt đầu.

    • Đừng dùng keo tản nhiệt nhiều hơn mức cần thiết bởi quá nhiều keo tản nhiệt thật sự có thể sẽ khiến CPU bị cách nhiệt thay vì dẫn nhiệt từ CPU. Cách sử dụng keo hiệu quả nhất chính là chỉ dùng một chấm nhỏ và tản đều lên CPU.
    9.jpg

    3. Thay thiết bị tản nhiệt. Nếu CPU lúc nào cũng nóng, có thể quạt và thiết bị tản nhiệt hiện tại của bạn không còn khả năng hoàn thành chức năng của chúng. Hãy tìm một bộ quạt/thiết bị tải nhiệt mới vừa với thùng máy và thổi được nhiều khí hơn bộ hiện tại. Lưu ý rằng lắp quạt lớn có thể sẽ dẫn đến nhiều tiếng ồn hơn.

    10.jpg

    4. Thêm quạt dành cho thùng máy. Nếu thùng máy không thông khí tốt, có thể bạn sẽ cần lắp thêm quạt để khắc phục điều đó. Không khí bên ngoài nên vào từ mặt trước và mặt trên, rồi được thải ra ở mặt sau của máy tính.

    11.jpg

    5. Thay phần cứng. Những bộ phận cũ hơn thường bị nóng quá mức sau thời gian dài sử dụng. Đôi khi, ngoài thay thế chúng, bạn chẳng còn lựa chọn nào khác. Nếu phải thay bo mạch chủ hay CPU, có thể bạn sẽ muốn xem xét việc dựng lại toàn bộ hệ thống, bởi dù sao, lúc này bạn cũng cần phải cài đặt lại mọi thứ.