Cách để Huấn luyện lại cho mèo đi vệ sinh trong hộp cát

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Huấn luyện lại sau khi chuyển nhà, thay đổi hộp cát hoặc sau sự kiện tiêu cực. Xử trí các nguyên nhân khác. Loại trừ vấn đề về sức khỏe

    Có phải chú mèo nhà bạn không chịu đi vệ sinh trong hộp cát nữa? Việc hiểu được nguyên nhân khiến mèo không dùng hộp cát là điều then chốt để sửa chữa hành vi của nó. Nguyên nhân tiềm ẩn thường là do căng thẳng, chẳng hạn như những thay đổi xảy ra trong nhà. Các vấn đề về sức khỏe cũng là thủ phạm phổ biến khác nếu mèo của bạn đột ngột ngừng dùng hộp cát, đặc biệt là mèo già.

    Phương pháp 1: Huấn luyện lại sau khi chuyển nhà, thay đổi hộp cát hoặc sau sự kiện tiêu cực

    1.jpg

    1. Di chuyển hộp cát về vị trí thích hợp. Mèo có thể ngừng đi vệ sinh trong hộp cát sau khi trải qua một sự kiện khiến nó sợ hãi, chẳng hạn như có tiếng động lớn hoặc bị con vật khác quấy rầy. Có thể chúng ghét vị trí đặt hộp cát khi bạn đem đi chỗ khác hoặc chuyển nhà. Bạn nên đặt hộp cát ở nơi yên tĩnh, ít qua lại và mèo có thể trông thấy mọi người đang tiến đến. Chọn căn phòng có ít nhất hai lối ra để mèo không cảm thấy bị bao vây.[1]
    Đặt hộp cát ra xa bát ăn và nước uống. Mèo không thích ăn uống và đi vệ sinh cùng một chỗ.
    Những dấu hiệu cho thấy mèo của bạn có cảm giác khó chịu với hộp cát là vội vã khi ra vào hộp cát hoặc đi vệ sinh ở khu vực gần hộp cát.[2] Thử di chuyển hộp cát vào căn phòng khác nếu bạn nhận thấy hiện tượng này.
    Đặt mỗi tầng ít nhất một hộp cát nếu nhà bạn có nhiều tầng.[3]

    2.jpg

    2. Chơi với mèo ở gần hộp cát. Thử chơi với mèo ở khu vực đặt hộp cát. Để lại đồ chơi (không phải thức ăn) trong phòng cho mèo chơi ở đó và tạo sự liên hệ tích cực với hộp cát.[4]
    Bạn có thể bế mèo đến gần hộp cát để nó tự thăm dò, nhưng đừng đặt mèo vào trong hộp cát hoặc thưởng cho nó vì đã sử dụng hộp cát. Những chiến thuật đó có thể phản tác dụng vì chúng làm mèo không được thoải mái hoặc sợ hãi.[5] Không như chó, mèo thường tự chọn hộp cát, nhất là khi trước đây chúng đã từng sử dụng.

    3.jpg

    3. Giữ hộp cát sạch sẽ. Nếu mèo ngồi trên thành hộp cát hoặc đi vệ sinh ngay cạnh đó thì có lẽ là nó thấy hộp cát quá bẩn.[6] Dọn sạch các viên vón cục và phủ lên một lớp cát mới ít nhất mỗi ngày một lần, hai lần thì càng tốt. Mỗi tuần rửa hộp cát một lần với muối nở hoặc xà phòng không mùi.[7]
    Nếu sử dụng loại cát không vón cục, bạn nên thay toàn bộ cát trong hộp hai ngày một lần để ngăn mùi tích tụ khiến mèo tránh xa.[8]
    Không rửa hộp cát bằng các sản phẩm có hương thơm. Không dùng thuốc sát trùng trừ khi đó là sản phẩm chuyên dùng để rửa hộp cát cho mèo, vì nhiều loại thuốc sát trùng có chứa các hóa chất độc đối với mèo.[9]

    4.jpg

    4. Đổi sang loại cát mới dần dần. Nếu mua loại cát mới, bạn cần phải cho mèo làm quen từ từ. Trộn một ít cát mới với loại cát cũ và dần dần tăng tỷ lệ cát mới mỗi lần thay cát.[10] Mèo thường dễ dàng thích nghi với loại cát không mùi và có kết cấu gần giống loại cát cũ.[11]
    Nếu không mua được loại cát cũ, bạn hãy mua hai hoặc ba loại cát mới. Đổ mỗi loại cát vào một hộp riêng đặt cạnh nhau và cho mèo tự chọn hộp cát yêu thích của nó.
    Thử điều chỉnh độ sâu của cát, nhất là khi cát mới có kết cấu khác với loại cát mà mèo của bạn đã quen dùng. Nhiều con mèo thích lớp cát nông chưa đến 5 cm. Mèo lông dài thường thích lớp cát thật mỏng để nó có thể đào xuống tận đáy hộp.[12]

    5.jpg

    5. Sửa chữa sự cố khi dùng hộp cát mới. Nếu mèo không đáp ứng tốt với việc thay đổi hộp cát, bạn hãy thử điều chỉnh như sau để làm cho hộp cát hấp dẫn hơn đối với mèo:[13]
    Một số mèo thích hộp cát có mái che, số khác lại thích hộp cát mở. Bạn hãy thử gắn thêm hoặc tháo mái che của hộp cát.
    Tháo lớp lót nhựa trong hộp cát. Mèo có thể khói chịu vì móng của nó vướng vào lớp lót.[14]
    Hầu hết mèo đều thích nghi tốt với loại hộp cát tự làm sạch, nhưng không phải con mèo nào cũng vậy. Có những chú mèo hay lo lắng sẽ sợ tiếng mô tơ chạy và không chịu đi vệ sinh trong hộp cát. Nếu bạn phân vân thì tốt nhất là nên dùng loại hộp cát bình thường.
    Nếu hộp cát mới có kích cỡ nhỏ hơn hộp cát cũ, có lẽ bạn cần phải thay hộp lớn hơn. Hộp cát lớn có thành thấp là tốt nhất; một số người sử dụng hộp nhựa đựng đồ gia dụng để làm hộp cát.[15]

    6.jpg

    6. Làm vệ sinh phân và nước tiểu mèo bằng nước tẩy rửa enzyme. Khi mèo không chịu dùng hộp cát, bạn nên dùng chất tẩy rửa enzyme chuyên dùng để tẩy nước tiểu mèo (hoặc dung dịch bột giặt enzyme pha với nước với nồng độ 10%). Xả lại bằng nước lạnh. Phương pháp này giúp khử mùi nước tiểu khiến mèo quay trở lại chỗ cũ.[16]

    • Để có kết quả tốt nhất, bạn hãy xịt cồn tẩy rửa lên khu vực cần làm sạch sau khi đã khô. Lau chùi và để khô tự nhiên.

    7.jpg

    7. Làm cho khu vực đó không còn hấp dẫn đối với mèo. Nếu mèo của bạn bắt đầu có thói quen đi vệ sinh vào những khu vực nhất định, bạn nên chặn đường dẫn đến nơi đó hoặc tìm cách tạm thời ngăn cản mèo cho đến khi nó học được hành vi tốt:
    Nếu mèo thích đi vệ sinh ở nơi khuất và tối, bạn hãy lắp đèn sáng, tốt nhất là đèn cảm ứng chuyển động.[17]
    Phủ giấy thiếc hoặc băng dính hai mặt lên thảm hoặc những khu vực khác để cho mèo thấy khó chịu khi đứng trên đó.[18]
    Nếu mèo đi tiểu vào rèm cửa, bạn hãy kẹp rèm lên cao, tránh xa tầm với của mèo cho đến khi nó quay trở lại sử dụng hộp cát.[19]
    Dùng tấm nhựa hoặc rèm phòng tắm để che đậy đồ đạc mà mèo có thể nhắm đến.[20]
    Để một ít nước trong bồn tắm hoặc bồn rửa khi chưa dùng đến.[21]


    8. Đặt các hộp cát ở những nơi có vấn đề. Một giải pháp nữa là chiều theo ý thích của mèo bằng cách đặt thêm các hộp cát ở những nơi chúng thường đi vệ sinh. Tất nhiên là không lý tưởng lắm nếu nơi đó lại là tấm thảm giữa phòng khách, nhưng cách này rất đáng cân nhắc nếu mèo thường làm bẩn ở các góc xa trong nhà.
    Một lựa chọn khác là dời bát thức ăn của mèo ra vị trí đó. Hầu hết mèo đều không ăn và đi vệ sinh cùng một chỗ.

    9.jpg

    9. Tận dụng ý thích của mèo. Nếu những điều chỉnh trên đều không có tác dụng, có thể bạn cần phải dùng đến phương án chuyển tiếp chậm hơn. Ví dụ, nếu mèo của bạn thích tiểu trên thảm, bạn hãy đặt một miếng thảm tương tự vào hộp cát. Nếu mèo chịu cách này, ngày hôm sau bạn hãy rải một ít cát lên trên mặt thảm. Tiếp tục cho thêm cát và thay thảm khi quá bẩn cho đến khi mèo hoàn toàn chuyển sang dùng hộp cát.
    Có thể bạn phải nhốt mèo ở khu vực không lót thảm trong nhà một thời gian để cách này có hiệu quả, hoặc tạm thời cuộn thảm lên. Việc nhốt mèo có thể gây phản tác dụng nếu mèo bị căng thẳng hoặc buồn chán.
    Tương tự, nếu mèo nhà bạn vừa ở trong nhà vừa ra ngoài trời, bạn hãy cho thêm đất vườn hoặc cát vào hộp (không chứa phân bón). Chuyển đổi dần dần từ đất/cát sang cát vệ sinh của mèo bằng cách thêm cát vệ sinh mới vào hộp dần dần từng chút một.
     

    Các file đính kèm:

    • 8.jpg
      8.jpg
      Kích thước:
      75.4 KB
      Đọc:
      179
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Xử trí các nguyên nhân khác

    10.jpg

    1. Triệt sản mèo. Không phải là điều bắt buộc trong việc huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ, nhưng việc triệt sản mèo sẽ giúp giảm khả năng mèo đi tiểu bên ngoài hộp cát. Mèo đực không thiến thường rất hay xịt nước tiểu khi chúng căng thẳng, xung đột với những con mèo đực khác hoặc “thể hiện khả năng” của mình với mèo cái.[22]

    • Việc triệt sản càng được thực hiện sớm thì khả năng ngăn chặn hành vi này của mèo càng cao. Nếu tình trạng này để quá lâu thì thói quen đó có thể vẫn dai dẳng ngay cả sau khi phẫu thuật.[23]

    11.jpg

    2. Giảm căng thẳng cho mèo. Cũng như con người, mèo có thể bị căng thẳng do những thay đổi của môi trường hoặc thời gian biểu. Chú mèo của bạn có thể ngưng dùng hộp cát sau khi một người hoặc con vật khác rời khỏi nhà, hoặc khi có nhân vật khác dọn đến ở. Một số chú mèo thậm chí còn phản ứng xấu khi nhà cửa được trang trí lại. Sau đây là vài cách có thể hữu ích:

    • Tạo những nơi vắng vẻ để mèo có thể ở một mình, bao gồm những nơi kín đáo và trên cao.
    • Nếu mèo của bạn được phép ra ngoài, bạn hãy để cho mèo tự chọn nơi nó thích.[24]
    • Để cho mèo chủ động tiếp xúc trước, bình tĩnh và nhất quán khi phản ứng với mèo. Một số mèo căng thẳng vì chúng không được vui chơi đủ, số mèo khác thì không thích chủ vuốt ve hay bế lên bất cứ lúc nào.
    • Nếu hành vi này của mèo vẫn tiếp diễn, bạn nên nhờ bác sĩ thú y hoặc chuyên gia về hành vi động vật tư vấn.

    12.jpg

    3, Ứng phó với việc mèo đi tiểu vào những bề mặt thẳng đứng. Nếu chú mèo của bạn dựa vào bề mặt thẳng đứng, ngúc ngoắc đuôi và xịt nước tiểu thì nghĩa là nó đang đánh dấu lãnh thổ. Nếu không bắt gặp được cảnh đó, bạn hãy tìm những dấu tròn có mùi nước tiểu ở vị trí cao hơn mông mèo một chút và dấu nước chảy xuống ván lát chân tường hoặc sàn nhà. Con mèo nào cũng có thể đánh dấu lãnh thổ, nhưng hành vi này thường gặp nhất ở mèo đực chưa thiến. Sau đây là cách ứng phó:

    • Hành vi đánh dấu thường là cách phản ứng với stress hoặc có sự hiện diện của những con mèo khác.[25] Bạn hãy làm theo lời khuyên như trên để xử trí vấn đề này.
    • Hành động xịt nước tiểu có thể là phản ứng trước sự xuất hiện của chú mèo mới nhà hàng xóm, nhất là khi nó tập trung vào cửa ra vào, cửa sổ hoặc các lỗ thông gió. Cố gắng đừng để cho mèo ra ngoài sân, hoặc kéo rèm cửa xuống để mèo nhà bạn không nhìn thấy con mèo kia.
    • Khoảng 30% mèo có hành vi xịt nước tiểu được bác sĩ thú y khám đều có vấn đề về sức khỏe.[26] Đưa mèo đi khám là điều nên làm, đặc biệt là nếu bạn không tìm được giải pháp nào có hiệu quả.

    13.jpg

    4. Thay hộp cát khi mèo con lớn lên. Nếu nuôi mèo từ khi nó còn nhỏ, bạn phải thay hộp cát to hơn khi mèo lớn lên. Hộp cát phải đủ rộng sao cho mèo xoay xở thoải mái và vẫn có thể tìm được chỗ sạch nếu bạn chưa kịp dọn vệ sinh.[27]

    • Mèo không thích thay đổi, và có thể chúng phải mất một thời gian mới quen với hộp cát mới.Làm theo các hướng dẫn ở trên nếu vấn đề vẫn tiếp diễn.

    14.jpg

    5. Tỉa lông cho mèo lông dài. Một số mèo lông dài sẽ bị bẩn lông vùng gần đuôi khi đi vệ sinh. Mèo có thể bị đau hoặc khó chịu, và điều này khiến nó liên hệ với hộp cát. Nếu thấy điều này xảy ra, bạn hãy cắt tỉa phần lông bị rối của mèo ở vùng đó.[28]

    15.jpg

    6. Hạn chế hư hại khi chủ mèo đi vắng. Một số mèo phản ứng xấu khi chủ của chúng đi vắng. Chúng có thể cố gắng đi tiểu vào nơi còn lưu lại mùi của chủ, thường là trên giường. Bạn nên dặn người chăm sóc thú cưng đóng cửa phòng ngủ và đặt thêm nhiều hộp cát để mèo có thể tự tìm hộp vệ sinh mà không cần người dắt đi.[29]

    • Nếu có thể, bạn hãy thuê người chăm sóc thú cưng mà con mèo đã quen, hoặc ít nhất là phải giới thiệu cho mèo trước khi bạn rời nhà.

    16.jpg

    7. Cải thiện hành vi của mèo khi nhà nuôi nhiều thú cưng. Đánh dấu bằng nước tiểu là phản ứng thông thường của mèo khi xung đột với chó hoặc mèo khác, ngay cả khi trước đây chúng vẫn hòa thuận với nhau. Để có kết quả tốt nhất, bạn hãy đảm bảo mỗi con đều có phần của mình để chúng khỏi tranh nhau:[30]

    • Dành cho mỗi thú cưng một hộp cát, cộng thêm một hộp dự phòng nữa. Đặt mỗi hộp vào riêng một nơi có ít nhất hai lối ra nếu có thể.
    • Cho mỗi con một giường ngủ và bát ăn riêng, nhớ đặt xa nhau và đặt xa các hộp cát.
    • Dành nhiều không gian riêng trên cao và kín đáo cho mỗi con mèo.

    17.jpg

    8. Tách riêng từng vật nuôi nếu hành vi xấu vẫn tiếp diễn. Nếu chú mèo của bạn vẫn không chịu đi vệ sinh vào hộp cát hoặc vẫn xung đột với những con vật khác, bạn hãy thử cách tách riêng chúng triệt để hơn. Cách này thường là điều cần thiết khi bạn đem một chú mèo mới về nhà:[31]

    • Tách riêng từng con mèo vào từng phòng và đóng cửa để chúng không nhìn thấy nhau nhưng có thể ngửi được mùi của nhau. Giúp chúng làm quen mùi của nhau bằng cách cho hai con ăn ở hai bên cánh cửa hoặc cho chúng đổi phòng hàng ngày.
    • Sau vài ngày, bạn hãy mở hé cửa. Nếu chúng không có phản ứng xấu, bạn hãy cho chúng tiếp xúc với nhau.
    • Nếu những con vật có thái độ hung hăng, bạn nên dùng dây buộc chúng ở khoảng cách an toàn trong cùng một phòng với từng đợt ngắn để chúng chơi hoặc ăn và dần dần cho chúng xích lại gần nhau.
    • Khi những con mèo bình tĩnh lại, bạn hãy thử xoa ít nước cá ngừ lên đầu chúng. Điều này khuyến khích chúng thư giãn bằng cách liếm láp, thậm chí liếm láp cho nhau.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 3: Loại trừ vấn đề về sức khỏe

    18.jpg

    1. Đánh giá xem mèo đi tiểu có khó khăn không. Nếu thấy mèo có vẻ căng thẳng khi đi tiểu hoặc cố gắng mãi mà chưa tiểu được, bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay. Đặc biệt, mèo đực có thể mắc bệnh đường tiểu khi niệu đạo (ống dẫn từ bàng quang đến dương vật) bị hẹp hoặc tắc. Thông thường thì một lượng nhỏ nước tiểu vẫn chảy qua được cho đến tắc hoàn toàn và mèo không thể đi tiểu được. Đây là trường hợp đe dọa tính mạng và cần cấp cứu ngay. Hiện tượng tắc nghẽn cũng có thể xảy ra ở đường ruột.

    • Một số mèo bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc bị tắc đường tiểu phải xoay xở rất lâu khi đi tiểu, liếm bộ phận sinh dục hoặc kêu với chủ.[32]

    19.jpg

    2. Đánh giá xem mèo của bạn có gặp vấn đề khi đi đại tiện không. Chứng táo bón có thể trở thành mãn tính, đòi hỏi mèo phải được áp dụng chế độ ăn đặc biệt và sử dụng thuốc nhuận tràng. Tiêu chảy cũng không phải là chứng bệnh hiếm gặp, bao gồm chứng tiêu chảy mãn tính liên quan đến bệnh viêm ruột. Các bệnh này đều gây khó chịu và có thể khiến mèo sợ hộp cát hoặc không kịp đến hộp cát để tránh sự cố.

    • Do nguyên nhân nào đó, nhiều con mèo bị bệnh viêm ruột chỉ thỉnh thoảng mới có triệu chứng. Chán ăn, lờ đờ, nôn hoặc xuất hiện nhiều búi lông trong dạ dày có thể là các dấu hiệu của tình trạng khó chịu trong đường ruột.[33]

    19.jpg

    3. Giúp mèo tiếp cận hộp cát dễ hơn. Nếu mèo đã già hoặc bị thương, có thể nó không còn ra vào hộp cát dễ dàng như trước nữa. Có phải mèo nhà bạn đi khập khiễng, cần phải giúp đỡ mới nhảy được lên ghế hoặc giường, chân run từng cơn hoặc có vẻ như bị đau xương sống hoặc đuôi? Nếu là vậy, bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay! Bạn có thể giúp cho mèo dễ chịu hơn bằng cách dùng hộp cát có thành thấp hoặc có “lối vào” cắt ở cạnh hộp. Có thể bạn cũng nên cân nhắc dùng hộp to hơn để mèo có thể dễ dàng xoay người khi vào hộp.

    • Mèo thừa cân có thể không còn vừa với hộp cát nữa. Bạn hãy tìm hộp cát rộng hơn và cho mèo ăn kiêng. Nhờ bác sĩ thú y tư vấn về phương pháp giảm cân an toàn cho mèo.

    21.jpg


    4. Nói chuyện với bác sĩ thú y để loại trừ các vấn đề về sức khỏe khác. Việc mèo đi tiểu bên ngoài hộp cát thường có nguyên nhân từ các vấn đề sức khỏe của mèo, trong đó có bệnh viêm đường tiểu, tiểu đường, thận mãn tính, cường giáp trạng, viêm bàng quang có hoặc không có tinh thể trong nước tiểu, và các bệnh đường ruột. Nếu nghi ngờ, bạn hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y kiểm tra.


    22.jpg
    • Quan sát mèo để chuẩn bị trả lời khi bác sĩ thú y hỏi. Các câu hỏi có thể bao gồm: Mèo của bạn đi tiểu ngay cạnh hộp cát hay ở xa? Nước tiểu có nhiều không? Có khi nào mèo cố gắng đi tiểu trong hộp cát không? Nó có kêu khi đi tiểu không? Nó có uống nước nhiều hơn không? Nước tiểu của mèo gần như trong suốt, màu sắc bình thường hoặc đậm màu? Mèo đi tiểu có nhiều lần không?
    • Ngay cả khi không có vấn đề về sức khỏe, bác sĩ vẫn có thể kê toa thuốc chống lo âu cho mèo để ngăn chặn hành vi đánh dấu lãnh thổ. Đây không phải là giải pháp được đảm bảo hoặc không có rủi ro, do đó bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về mặt lợi và hại của cách điều trị này.[34]

    Lời khuyên
    • Có thể bạn phải tìm những vết nước tiểu khó thấy ở những nơi như dưới thảm, đệm và sàn bên dưới. Đèn cực tím sử dụng trong bóng tối sẽ làm cho vết nước tiểu sáng lên.
    • Nếu nhà có nhiều mèo và không biết chắc con nào đi tiểu bên ngoài hộp cát, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ thú y để cho từng con mèo uống fluorescein. Đây là một loại thuốc nhuộm vô hại, có tác dụng tạm thời khiến nước tiểu mèo sáng lên màu xanh dưới ánh đèn cực tím.[35] Một cách khác là nhốt riêng mỗi con mèo một phòng cho đến khi bạn tìm ra “thủ phạm”.
    • Nếu chó nhà bạn quấy rầy mèo khi nó đang đi vệ sinh trong hộp cát, hoặc cố sục sạo hộp cát của mèo, bạn hãy chặn đường tiếp cận của chó đến hộp cát bằng cửa ngăn em bé. Nâng cửa cao vừa đủ sao cho chỉ có mèo chui vào được bên dưới nhưng chó không vào được.[36]

    Cảnh báo
    • Đừng phạt mèo vì nó không chịu sử dụng hộp cát, kể cả việc dí mũi nó xuống nước tiểu hoặc phân.[37] Hành động này sẽ không giúp cài thiện hành vi của mèo.
    • Không lau rửa nước tiểu mèo bằng nước tẩy rửa có gốc amoniac. Nước tiểu có chứa amoniac, do đó mùi amoniac có thể thu hút mèo quay trở lại chỗ cũ để tiểu.[38]
    • Hành vi đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu thường xảy ra hơn nếu bạn nuôi nhiều mèo trong không gian chật. Theo một số nghiên cứu, điều này hầu như không thể tránh trong nhà nuôi từ mười con mèo trở lên.[39]
    • Những con mèo đánh dấu lãnh thổ khi bị căng thẳng thường quay lại với hành vi này khi chúng đối mặt với nguồn gây lo âu mới. Nếu điều này xảy ra, việc kịp thời đưa mèo đến bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra giải pháp xử lý thói quen này dễ dàng hơn.[40]