Cách để Kết nối máy tính với laptop

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Chia sẻ Tập tin (Windows với Windows), Chia sẻ Tập tin (Windows với Mac), Chia sẻ Tập tin (Mac với Mac), Chia sẻ Internet (Windows), Chia sẻ Internet (Mac)

    Kết nối trực tiếp 2 máy tính với nhau giúp bạn chuyển tập tin nhanh hơn các phương pháp khác, đồng thời còn có thể chia sẻ kết nối mạng của máy này với máy kia. Quá trình kết nối phụ thuộc vào hệ điều hành bạn sử dụng và mục đích của bạn: dùng để chia sẻ tập tin hay chia sẻ kết nối internet.

    Phương pháp 1: Chia sẻ Tập tin (Windows với Windows)

    1.jpg

    1. Tắt bộ tiếp hợp không dây trên máy tính (tùy chọn). Nếu máy tính có bộ tiếp hợp không dây thì hãy tắt đi khi tiến hành kết nối. Làm vậy để tránh xung đột mạng.

    • Nhấp chuột vào trình đơn Start (Khởi động), gõ ncpa.cpl và nhấn phím Enter.
    • Nhấp chuột phải vào kết nối không dây và chọn "Disable" (Vô hiệu hóa).

    2.jpg

    2. Kết nối hai máy tính bằng cáp Ethernet. Máy tính đời mới có thể dùng cáp Ethernet tiêu chuẩn vì bộ tiếp hợp mạng sẽ tự động phát hiện rằng bạn kết nối hai máy tính. Máy tính đời cũ có thể phải sử dụng cáp chéo, đây là cáp Ethernet tiêu chuẩn có kết nối đảo ngược ở một đầu.

    3.jpg

    3. Quay lại máy tính bạn muốn chia sẻ. Mặc dù bạn có thể chia sẻ tập tin qua lại giữa 2 máy tính, nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu thiết lập trên máy tính đời mới.

    4.jpg

    4. Nhấp chuột phải vào biểu tượng mạng trên Khay Hệ thống. Mở "Open Network and Sharing Center" (Trung tâm Mạng và Chia sẻ).

    5.jpg

    5. Nhấp chuột vào "Local Area Connection" (Kết nối Mạng Nội bộ) ngay cạnh "Unidentified network" (Mạng không xác định). Đây là thao tác mở thông tin kết nối mới giữa 2 máy tính.

    6.jpg

    6. Nhấp chuột vào .Properties (Đặc tính). Chọn "Internet Protocol Version 4" (Giao thức Internet Phiên bản 4) và nhấp vào Properties.

    7.jpg

    7. Chọn "Use the following IP address" (Sử dụng địa chỉ IP dưới đây). Đây là thao tác cho phép bạn nhập địa chỉ IP thủ công.

    8.jpg

    8. Nhập địa chỉ IP. Vì không dùng internet, bạn có thể nhập địa chỉ IP bất kỳ. Để cho dễ hiểu, bạn đặt địa chỉ IP thành 192.168.1.10.

    9.jpg

    9. NhấnTab để tự động nhập subnet mask. Nhấp chuột vào OK.

    10.jpg

    10. Chuyển sang máy tính còn lại. Mở Network and Sharing Center tương tự như máy đầu tiên.

    11.jpg

    11. Nhấp vào "Local Area Connection" ở cạnh "Unidentified network". Đây là thao tác mở thông tin kết nối mới giữa 2 máy tính.

    12.jpg

    12. Nhấp chuột vào .Properties. Chọn "Internet Protocol Version 4" và nhấp chuột vào Properties.

    13.jpg

    13. Chọn "Use the following IP address". Đây là thao tác cho phép bạn nhập địa chỉ IP thủ công trên máy tính thứ hai.

    14.jpg

    14. Nhập địa chỉ IP với nhóm chữ số cuối khác ở máy đầu tiên. Vì ta dùng 192.168.1.10 ở máy đầu tiên, nhập 192.168.1.11 vào máy thứ 2.

    15.jpg

    15. NhấnTab để tự động nhập subnet mask. Nhấp chuột vào OK. Hai máy tính giờ đã kết nối trong mạng riêng của hai máy.

    16.jpg

    16. Quay về máy tính dùng để chia sẻ dữ liệu. Tìm ổ đĩa, tập tin hay thư mục muốn chia sẻ với máy tính thứ 2.

    17.jpg

    17. Nhấp chuột phải vào đối tượng bạn muốn chia sẻ và chọn "Properties". Nhấp vào tab Sharing (Chia sẻ).

    18.jpg

    18. Nhấp vào. Advanced Sharing (Chia sẻ Nâng cao) và tích vào hộp thoại "Share this folder" (Chia sẻ thư mục này).

    18.jpg

    19. Nhấp vào .Permissions (Cấp phép) và tích vào hộp thoại "Allow" (Cho phép) bên cạnh "Full Control" (Toàn quyền Kiểm soát). Đây là thao tác cho phép máy tính thứ 2 đọc và viết vào thư mục được chia sẻ. Nhấp chuột vào Apply (Áp dụng).

    19.jpg

    20. Quay lại cửa sổ Properties của đối tượng và chọn tab .Security (Bảo mật). Chắc chắn rằng "Everyone" (Mọi người) được liệt kê trong danh sách người dùng. Nếu không thấy, nhấp chuột vào nút Add... (Thêm) và làm theo hướng dẫn để thêm "Everyone" vào danh sách.

    20.jpg

    21. Nhấp chuột vào trình đơn Start (Khởi động) trên máy tính đang truy cập thư mục được chia sẻ. Trong ví dụ của chúng ta là máy tính thứ 2.

    21.jpg

    22. Gõ . \\IP address và nhấn Enter. Sử dụng địa chỉ IP vừa nhập lúc trước, bạn gõ \\192.168.1.10.


    22.jpg

    23. Di chuyển tới tập tin được chia sẻ. Giờ bạn sẽ thấy toàn bộ thư mục bạn đã chia sẻ trên máy tính thứ nhất. Nếu thiết lập cấp phép chính xác, bạn có thể sao chép, xóa và thêm tập tin vào thư mục được chia sẻ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/10/19
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Chia sẻ Tập tin (Windows với Mac)

    23.jpg

    1. Mở Control Panel (Bảng Điều khiển) trên máy tính Windows. Bạn cần kích hoạt tài khoản Guest (Khách) để dễ dàng kết nối.

    24.jpg

    2. Nhấp chuột vào "User Accounts" (Tài khoản Người dùng) sau đó chọn "Manage another account" (Quản lý tài khoản khác). Đây là thao tác cho phép bạn thêm tài khoản Guest vào máy tính. Bạn có thể gỡ bỏ tài khoản sau khi chuyển tập tin.

    25.jpg

    3. Nhấp chuột vào "Guest Account" (Tài khoản Khách), chọn tiếp .Turn On (Bật). Đây là bước kích hoạt tài khoản Guest.

    26.jpg

    4. Quay lại Control Panel và chọn "Network and Sharing Center" (Trung tâm Mạng và Chia sẻ). Bạn cần phải thay đổi thêm một số thứ trước khi kết nối 2 máy tính.

    27.jpg

    5. Nhấp vào "Change advanced sharing settings" (Thay đổi cài đặt chia sẻ nâng cao). Kéo xuống dưới và chọn "Turn off password protected sharing" (Tắt mật khẩu bảo vệ chia sẻ).

    28.jpg

    6. Kết nối hai máy tính bằng cáp Ethernet. Hầu hết các dòng máy tính hiện đại đều sử dụng được cáp Ethernet tiêu chuẩn. Nếu bạn không thể kết nối 2 máy, có thể bạn phải sử dụng cáp chéo.

    29.jpg

    7. Nhấp chuột vào trình đơn Start trên máy tính Windows. Gõ ncpa.cpl và nhấn Enter.

    30.jpg

    8. Nhấp đúp chuột vào Local Area Connection. Đây là thao tác giúp bạn thay đổi cài đặt của kết nối mới giữa hai máy tính.

    31.jpg

    9. Nhấp chuột vào nút. Details... (Thông tin) và ghi lại dòng "Auto-configuration IPv4 Address" (Địa chỉ IPv4 cấu hình tự động).

    32.jpg

    10. Xác định vị trí ổ đĩa, tập tin hay thư mục muốn chia sẻ với Mac. Nếu muốn chia sẻ mọi thứ trên máy Windows, bạn chọn ổ đĩa cứng chứa dữ liệu.

    33.jpg

    11. Nhấp chuột phải vào đối tượng muốn chia sẻ. Chọn "Share With" (Chia sẻ Với) và nhấp vào "Specific people" (Người cụ thể).

    34.jpg

    12. Gõ "Guest" và nhấp vào. Add (Thêm). Đừng quên viết hoa chữ "G" trong từ "Guest".

    35.jpg

    13. Nhấp chuột vào "Read" (Xem) trong cột "Permission Level" (Mức độ Cấp phép) ngay cạnh mục "Guest". Chọn "Read/Write" (Xem/Viết).

    35.jpg

    14. Nhấp chuột vào nút. Share (Chia sẻ). Nhấp vào Next (Tiếp theo) để chia sẻ thư mục.

    37.jpg

    15. Mở cửa sổ Finder trên Mac. Nhấn phím Command + K để mở "Connect to Server" (Kết nối với Máy chủ).

    38.jpg

    16. Nhập. smb://IP address. Sử dụng địa chỉ IP tìm được ở bước 9. Nhấp chuột vào Connect (Kết nối).

    39.jpg


    17. Chọn đăng nhập bằng tài khoản "Guest". Nhấp chuột vào Connect (Kết nối) để tạo kết nối.

    40.jpg

    18. Chọn thư mục được chia sẻ và nhấp chuột vào. OK. Tùy thuộc vào dữ liệu bạn chia sẻ từ Windows, ở bước này bạn sẽ thấy một hoặc nhiều thư mục khả dụng.

    41.jpg


    19. Điều hướng tới tập tin được chia sẻ. Bây giờ khi kết nối đã được thiết lập, bạn có thể chia sẻ dữ liệu thông qua thư mục thiết lập trên máy tính Windows. Bạn có thể sử dụng Mac để kéo/thả tập tin ra/vào thư mục này để truy cập máy tính Windows.
     

    Các file đính kèm:

    • 36.jpg
      36.jpg
      Kích thước:
      52.1 KB
      Đọc:
      139
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 3: Chia sẻ Tập tin (Mac với Mac)

    42.jpg


    1. Mua cáp Thunderbolt. Thunderbolt là cách kết nối nhanh nhất và đơn giản nhất để chia sẻ dữ liệu giữa hai máy tính Mac. Hầu hết các dòng Mac hiện đại đều hỗ trợ kết nối Thunderbolt.

    43.jpg


    2. Tắt nguồn máy tính dùng để chia sẻ tập tin. Kết nối Thunderbolt sẽ biến máy còn lại thành ổ đĩa ngoài, do đó bạn không phải khởi động máy vào hệ điều hành.

    44.jpg

    3. Kết nối hai máy bằng cáp Thunderbolt. Cáp Thunderbolt chỉ kết nối được một chiều.

    45.jpg

    4. Bật máy tính thứ 2 và giữ phím T. Đây là thao tác khởi động máy vào chế độ Target Disk (Ổ đĩa Mục tiêu).

    46.jpg

    5. Đợi logo Thunderbolt xuất hiện. Bạn sẽ thấy logo xuất hiện sau vài giây. Lúc này bạn có thể thả phím T.

    47.jpg

    6. Truy cập ổ cứng trên máy Mac thứ nhất. Máy thứ 2 sẽ xuất hiện dưới vai trò ổ cứng ngoài của máy thứ nhất. Bạn có thể mở ổ cứng đó, truy cập và chuyển dữ liệu như bình thường. Cáp Thunderbolt cung cấp kết nối khả dụng nhanh nhất nên quá trình chuyển dữ liệu rất nhanh chóng.[1]
     
  4. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 4: Chia sẻ Internet (Windows)

    48.jpg

    1. Kết nối hai máy tính bằng cáp Ethernet. Máy tính đời mới có thể sử dụng cáp Ethernet vì bộ tiếp hợp sẽ tự động phát hiện rằng bạn đang kết nối hai máy tính. Máy đời cũ có thể sử dụng cáp chéo, đây là cáp Ethernet tiêu chuẩn với kết nối đảo ngược ở 1 đầu.

    • Bạn có thể sử dụng chia sẻ kết nối internet để chia sẻ mạng với bất kỳ máy tính nào có thể kết nối qua cáp Ethernet, hệ điều hành nào cũng được.

    49.jpg


    2. Nhấp chuột vào trình đơn Start trên máy tính Windows có kết nối internet. Gõ ncpa.cpl và nhấn Enter.

    50.jpg

    3. Nhấp chuột phải vào kết nối để truy cập internet. Chọn "Properties" (Đặc tính).

    51.jpg


    4. Nhấp chuột vào tab "Sharing" (Chia sẻ). Đây là thao tác cho phép bạn chia sẻ kết nối truy cập internet.

    52.jpg

    5. Tích vào hộp thoại "Allow other network users to connect through this computer's Internet connection" (Cho phép người dùng mạng khác kết nối thông qua mạng internet của máy tính này). Nhấp chuột vào nút OK.

    53.jpg

    6. Truy cập vào internet trên máy tính thứ 2. Sau khi chia sẻ kết nối internet được kích hoạt trên máy tính thứ nhất, máy thứ 2 có thể truy cập mạng ngay lập tức.[2]
     
  5. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 5: Chia sẻ Internet (Mac)

    54.jpg


    1. Kết nối hai máy tính bằng cáp Ethernet. Máy đời mới có thể sử dụng cáp Ethernet vì bộ tiếp hợp mạng sẽ tự động phát hiện rằng bạn đang kết nối 2 máy tính. Máy đời cũ có thể phải dùng cáp chéo, đây là cáp Ethernet tiêu chuẩn với kết nối đảo chiều ở 1 đầu.

    • Bạn có thể sử dụng chia sẻ kết nối internet để chia sẻ mạng với bất kỳ máy tính nào có thể kết nối qua cáp Ethernet, hệ điều hành nào cũng được.

    55.jpg

    2. Nhấp chuột vào trình đơn Apple trên Mac có kết nối internet và chọn System Preferences (Cài đặt Hệ thống). Chọn "Sharing" (Chia sẻ) trong trình đơn System Preferences.

    56.jpg

    3. Nhấp chuột vào tùy chọn "Internet Sharing" (Chia sẻ Internet) ở khung bên trái. Chưa tích hộp thoại vội.

    57.jpg

    4. Chọn kết nối internet của Mac trong trình đơn thả xuống. Nếu kết nối hai máy tính thông qua cáp Ethernet, bạn thường chia sẻ kết nối Wi-Fi.

    • Máy Mac đời cũ sẽ hiển thị "Airport" thay vì "Wi-Fi".

    58.jpg

    5. Tích vào tùy chọn "Ethernet" trong danh sách "To computers using" (Sử dụng máy tính). Máy sẽ chia sẻ kết nối mạng với bất kỳ máy tính nào kết nối qua cáp Ethernet.

    59.jpg

    6. Tích vào hộp thoại "Internet Sharing". Nhấp chuột vào nút Start (Khởi động) nếu được yêu cầu.

    60.jpg

    7. Truy cập mạng trên máy tính thứ hai. Sau khi chia sẻ kết nối mạng được kích hoạt trên máy thứ nhất, máy thứ hai có thể vào mạng ngay lập tức.

    • Phải mất một lúc máy tính thứ 2 mới tìm được địa chỉ IP mới.[3]