Cách để Kiểm tra bọ chét ở mèo

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Xem xét các triệu chứng của mèo, Tìm bọ chét trên mèo, Áp dụng biện pháp ngăn ngừa bọ chét cho mèo

    Trước khi săn tìm bọ chét, bạn hãy nghĩ xem lý do vì sao bạn nghi ngờ mèo của bạn có bọ chét. Nếu nhìn thấy bọ chét trên mèo hoặc trong nhà, bạn có thể biết chắc là mình đang phải đối phó với bọ chét và phải dùng thuốc thú y chuyên trị bọ chét cho mèo. Tuy nhiên, bạn có thể gặp vấn đề về bọ chét ngay cả khi chưa bao giờ nhìn thấy bọ chét trên thú cưng hoặc trong nhà. Mèo có thể tự loại bỏ bọ chét trưởng thành bám trên lông của chúng. Trứng bọ chét có thể rơi ra khỏi mình thú cưng và nở trong vòng vài tuần sau. Dù trong trường hợp nào, điều quan trọng là bạn phải biết chắc rằng mèo của bạn có bọ chét.

    Phần 1: Xem xét các triệu chứng của mèo

    1.jpg

    1. Chú ý cách chải chuốt của mèo. Nếu bị mẫn cảm với bọ chét, mèo sẽ có phản ứng dị ứng. Ngay cả khi mèo không bị dị ứng với nước bọt của bọ chét thì cũng sẽ bị kích ứng và ngứa vì những vết cắn của chúng. Tình trạng này dẫn đến hành vi chải chuốt quá mức của mèo. Mèo cưng của bạn có thể tự “tắm rửa” nhiều hơn và kỹ hơn để loại bỏ bọ chét. Có thể bạn sẽ khó phát hiện bọ chét trên mèo vì chúng nhảy lên mình mèo để hút máu và lại nhảy ra, vì vậy chúng chỉ xuất hiện nhất thời. Điều này giải thích vì sao mèo có thể bị nhiễm bọ chét cho dù bạn không tìm thấy chúng.[1]

    • Các dấu hiệu cho thấy sự xâm nhiễm của bọ chét sẽ khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe của mèo, số lượng bọ chét và các yếu tố riêng biệt khác.

    2.jpg

    2. Tìm các triệu chứng cho thấy có sự hiện diện của bọ chét. Các vết cắn của bọ chét rất ngứa. Bạn hãy quan sát các biểu hiện sau ở mèo:[2]

    • các cục u nhỏ hoặc vảy cứng, thường ở trên cổ và dọc sống lưng
    • da bị kích ứng, đặc biệt ở gáy và gốc đuôi
    • gãi nhiều hơn, đặc biệt là gãi quanh mặt
    • chải chuốt nhiều hơn
    • có búi lông tắc nghẽn trong hệ tiêu hóa vì mèo liếm lông quá nhiều
    • rụng lông
    • có sán dây trong phân (bọ chét mang trứng sán dây, lọt vào hệ tiêu hóa của mèo và thải ra ngoài)[3]

    3.jpg

    3. Chú ý đến hành vi của mèo. Chú mèo của bạn có thể bỗng nhiên tránh những căn phòng mà trước đây nó vẫn thích vào, đặc biệt là các phòng có trải thảm và là nơi trú ẩn của bọ chét. Mèo cũng có thể tỏ ra bồn chồn và cáu kỉnh, thậm chí có thể gầm gừ và hay lắc đầu. Có lẽ là nó đang cố gắng rũ bỏ bọ chét.

    • Một số con mèo có thể nhạy cảm hơn với các vết cắn của bọ chét và có vẻ khó chịu hơn vì bị bọ chét cắn. Chúng có thể có các hành vi kỳ lạ vì khó chịu.[4]

    4.jpg

    4. Quan sát các dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Nếu tình trạng nhiễm bọ chét quá nặng, mèo của bạn sẽ không chỉ có bọ chét trên lông mà còn có thể bị mất máu và mắc bệnh thiếu máu. Nếu vậy, bạn hãy để ý trạng thái bơ phờ hoặc cực kỳ mệt mỏi, nướu răng nhợt nhạt và giảm khối lượng cơ. Bạn cũng nên kiểm tra phân bọ chét trên chiếc khăn trắng ướt. Bất kể có bọ chét hay không, bạn cũng nên đưa mèo đến bác sĩ thú y nếu nó bị thiếu máu.[5]

    • Mèo con và mèo già thường dễ bị bệnh thiếu máu hơn khi nhiễm bọ chét.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 2: Tìm bọ chét trên mèo

    5.jpg

    1. Giữ yên mèo. Đặt mèo trên mảnh vải hoặc áo gối trắng. Vải màu trắng sẽ giúp bạn thấy bọ chét hoặc phân bọ chét rõ hơn khi chúng rơi ra. Nếu muốn giữ mèo trong lòng khi chải lông cho nó, bạn cần lót một mảnh vải lên đùi.

    • Bọ chét là một loài côn trùng màu nâu không có cánh, dài khoảng 3-4 mm.[6] Bạn có thể nhận thấy chúng nhảy ra khi chải lông mèo. Kiểm tra dưới bụng mèo nơi tiếp giáp với chân. Vạch lông mèo để tìm bọ chét, vì đây là những chỗ chúng thường trú ngụ.

    6.jpg

    2. Chải lông mèo. Chải từ đầu đến đuôi mèo bằng lược chải bọ chét, đồng thời kiểm tra lông và những phần da hở trong khi chải. Đặc biệt chú ý phần gáy mèo, gốc đuôi và bên trong bốn chân mèo. Những vị trí này là nơi trú ẩn ưa thích của bọ chét.[7]

    • Lược chải bọ chét được thiết kế để bắt bọ chét bằng răng lược. Loại lược này có răng khít đến mức bọ chét không thoát ra được và bị đẩy lên bề mặt.

    7.jpg

    3. Kiểm tra lược. Ngay cả khi không nhìn thấy bọ chét, bạn vẫn có thể tìm thấy phân hoặc trứng bọ chét, trông giống như muối và tiêu. Nếu tìm được bất cứ thứ gì khả nghi, bạn hãy đặt lên khăn giấy ướt. Phân bọ chét có máu, do đó nó sẽ chuyển thành màu đỏ thẫm khi bị ướt.[8]
    Nếu bạn tìm thấy phân bọ chét hoặc chất thải của chúng thì nghĩa là lũ bọ chét đang ẩn nấp đâu đó trên mèo.

    8.jpg

    4. Kiểm tra phân bọ chét. Giũ lược trên một mảnh giấy trắng để có thể nhìn thấy các đốm đen. Để phân biệt giữa đất và phân bọ chét, bạn hãy rảy chút nước lên các đốm đó. Nếu là phân bọ chét, các đốm đen sẽ chuyển sang màu nâu đỏ hoặc màu cam với hiệu ứng lan tỏa.[9]

    • Bạn sẽ dễ thấy nhất nếu đặt mèo trên khăn trắng hoặc tờ giấy trắng khi chải lông cho mèo.

    9.jpg

    5. Tìm những mảng trụi lông. Có nhiều lý do khiến bọ chét có thể góp phần khiến mèo bị trụi lông. Mèo của bạn có thể ngứa do bị cắn liên tục và hay gãi, dẫn đến trụi lông từng mảng. Hoặc mèo có thể dị ứng với nước bọt của bọ chét khiến da bị kích ứng và phải gãi nhiều.[10]

    • Mèo có thể bị dị ứng với những yếu tố khác ngoài bọ chét. Nếu bạn không tìm thấy bọ chét nhưng mèo cứ liên tục gãi, bạn hãy đưa nó đến bác sĩ thú y.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 3: Áp dụng biện pháp ngăn ngừa bọ chét cho mèo

    10.jpg

    1. Tìm một liệu pháp trị bọ chét. Cho dù không tìm thấy bọ chét, bạn vẫn nên cân nhắc sử dụng sản phẩm vừa có tác dụng ngăn ngừa vừa trị được bọ chét. Các sản phẩm ngăn ngừa bọ chét hiện nay khá an toàn và cực kỳ hiệu quả. Một số sản phẩm có thể mua không cần toa bác sĩ, số khác chỉ có thể mua ở phòng khám của bác sĩ thú y.

    • Chọn một sản phẩm chuyên dùng mèo, vì một số sản phẩm dành cho chó có thể gây hại cho mèo. Trao đổi với bác sĩ thú y để chọn một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của mèo.

    11.jpg

    2. Điều trị cho mèo bằng thuốc trị bọ chét hàng tháng. Tuân theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ thú y. Cách này sẽ bảo vệ mèo khỏi bọ chét và cho bạn biết liệu các triệu chứng của mèo có phải do bọ chét gây ra hay không. Nếu các triệu chứng biến mất sau khi điều trị thì có lẽ là bọ chét đã góp phần gây ra vấn đề, dù bạn chưa bao giờ nhìn thấy chúng.

    • Liệu pháp phòng ngừa hàng tháng có dạng uống, tiêm và bôi.[11]

    12.jpg

    3. Mua vòng cổ trị bọ chét được bác sĩ thú y chấp thuận. Trên thị trường có nhiều loại vòng cổ chống bọ chét. Một số có tác dụng tốt, số khác có thể gây độc hại cho mèo.[12] Do đó, điều quan trọng là bạn cần nói chuyện với bác sĩ thú y trước khi cho mèo đeo vòng cổ chống bọ chét.

    • Bạn có thể cho một chiếc vòng cổ chống bọ chét vào túi rác trong máy hút bụi để diệt tất cả bọ chét được hút vào.[13]

    13.jpg

    4. Ngăn ngừa bọ chét lây lan trong nhà. Hút bụi toàn bộ thảm và đồ bọc nệm mỗi ngày. Nhớ vứt túi rác trong máy hút bụi ra thùng rác bên ngoài để bọ chét không thể quay trở lại. Bạn cũng nên giặt ổ nằm của mèo bằng nước nóng để giết toàn bộ bọ chét ẩn nấp trong đó.

    • Nếu các cách trên đây có vẻ như không diệt trừ được bọ chét, có thể bạn cần sử dụng thuốc phun loại dùng trong gia đình. Loại thuốc này phun ra chất độc diệt trừ bọ chét và trứng bọ chét nhưng có thể độc hại với thú nuôi và trẻ em. Bạn nên nghiên cứu kỹ về thuốc phun diệt bọ chét trước khi sử dụng.[14]

    Lời khuyên
    • Kiểm tra tất cả thú nuôi trong nhà nếu bạn nghi ngờ một trong số chúng có bọ chét.
    • Bọ chét là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh da trên mèo và thường được chẩn đoán và điều trị dễ dàng nhất.
    • Nếu sống trong vùng có dịch bọ chét, bạn cần phải sử dụng liệu pháp phòng ngừa cho mèo để tránh bị nhiễm bọ chét.
    • Hỏi bác sĩ thú y về việc điều trị sán dây cho mèo nếu thú cưng của bạn có bọ chét.
    • Ngoài phân bọ chét, có thể bạn cũng tìm thấy trứng bọ chét (những đốm trắng) trên lông mèo.
    • Nếu tình trạng nhiễm bọ chét trở nên nghiêm trọng, bạn nên cân nhắc gọi dịch vụ diệt trừ dịch hại.

    Cảnh báo
    • Nếu mèo của bạn có bọ chét, bạn cũng có rủi ro bị bọ chét cắn.
    • Bọ chét có thể gây bệnh thiếu máu, đặc biệt là ở mèo con, đồng thời lây truyền các bệnh khác, trong đó bao gồm bệnh sốt Rickettsia và Bartonella. Chúng cũng là nguồn lây nhiễm sán dây và gây kích ứng da.[15]
    • Bọ chét ở giai đoạn nhộng có thể ngủ đông trong nhiều tháng. Vì vậy khi nhận thấy dấu hiện có bọ chét, điều quan trọng là bạn cần áp dụng liệu pháp điều trị phòng ngừa và tổng vệ sinh nhà cửa. Bạn cũng nên xử lý các khu vực có thể nhiễm bọ chét bằng sản phẩm an toàn khi dùng trong nhà để ngăn ngừa bọ chét quay trở lại.[16]