Cách để Sửa lỗi Chống ghi (trên USB hoặc Thẻ nhớ)

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Cách khắc phục cơ bản, Sửa lỗi chống ghi cho tập tin trên Windows, Sửa lỗi chống ghi cho tập tin trên Mac, Sửa lỗi chống ghi cho thiết bị lưu trữ trên Windows, Sửa lỗi chống ghi cho thiết bị lưu trữ trên Mac

    Đây là bài viết hướng dẫn bạn cách sửa lỗi chống ghi trên tập tin hoặc thiết bị lưu trữ, để bạn có thể chỉnh sửa nội dung của tập tin hoặc dữ liệu trong bộ nhớ. Bạn phải dùng tài khoản của quản trị viên để thực hiện việc này. Một số thiết bị lưu trữ như đĩa CD-R có chế độ chống ghi mặc định nên bạn không thể điều chỉnh.

    Phương pháp 1: Cách khắc phục cơ bản

    1.jpg

    1. Kiểm tra khóa trên thiết bị lưu trữ. Hầu hết thẻ nhớ SD và một số USB có nút ấn hoặc thanh trượt nhỏ trên phần vỏ để kiểm soát chế độ ghi hoặc chỉ đọc, nên bạn cần tìm nút hoặc thanh trượt này và điều chỉnh nếu cần.

    • Đặc biệt là đối với thẻ nhớ SD, phần khóa thường được cho là vật cản khiến bạn không thể ghi nội dung vào thể nhớ cho đến khi khóa được điều chỉnh.
    • Khóa bị hỏng vẫn có thể sửa được. Hãy tìm thông tin trên mạng để biết cách thực hiện.

    2.jpg

    2. Đảm bảo bạn đang dùng hệ thống tập tin phù hợp. Máy tính Windows và Mac sử dụng hệ thống tập tin khác nhau theo mặc định (Windows sử dụng NTFS vốn không được hỗ trợ trên Mac), và nhiều loại USB, ổ cứng gắn ngoài và thẻ nhớ SD được định dạng sẵn để sử dụng trên Windows. Nếu gặp vấn đề khi sử dụng bộ nhớ ngoài trên máy tính Mac sau khi đã sử dụng trên máy tính Windows, bạn có thể định dạng lại bộ nhớ ngoài theo cách sau:

    • Gắn ổ đĩa ngoài vào máy Mac.
    • Thay đổi định dạng của bộ nhớ ngoài thành định dạng "Mac OS Extended (Journaled)".
    • Lời khuyên: Bạn nhớ sao lưu dữ liệu trong bộ nhớ ngoài vào máy tính Windows, vì việc định dạng lại sẽ xóa hết dữ liệu đã lưu.

    3.jpg

    3. Kiểm tra xem bộ nhớ ngoài có bị đầy hay không. Bạn sẽ gặp lỗi chống ghi khi thiết bị lưu trữ cần dùng để ghi dữ liệu không còn dung lượng trống. Bạn có thể kiểm tra thông tin này bằng cách chọn bộ nhớ của mình tại This PC (trên Windows) hoặc Finder (trên Mac) và xem dung lượng trống của bộ nhớ.

    4.jpg

    4. Chạy phần mềm diệt vi-rút trên máy tính. Vi-rút trên máy tính có thể làm thay đổi phản ứng của máy tính khi được gắn bộ nhớ ngoài, hoặc thậm chí chuyển toàn bộ dữ liệu trong USB sang chế độ chỉ đọc. Việc chạy phần mềm diệt vi-rút sẽ khắc phục các vấn đề liên quan đến vi-rút mà bạn đang gặp phải.

    5.jpg

    5. Định dạng USB hoặc đĩa CD. Thao tác định dạng sẽ xóa dữ liệu trong bộ nhớ ngoài và thay đổi hệ thống tập tin tùy thuộc vào định dạng mà bạn đã chọn. Vì việc định dạng bộ nhớ sẽ đặt lại thiết lập của thiết bị, nên bạn chỉ dùng phương pháp này khi đã hết cách.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Sửa lỗi chống ghi cho tập tin trên Windows

    6.jpg

    1. Mở Start Tiêu đề ảnh Windowsstart.png bằng cách nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình.

    7.jpg

    2. Mở File Explorer Tiêu đề ảnh Windowsstartexplorer.png bằng cách nhấp vào biểu tượng thư mục ở gần bên dưới góc trái trình đơn Start.

    8.jpg

    3. Truy cập thư mục lưu tập tin. Nhấp vào thư mục chứa tập tin ở bên trái cửa sổ File Explorer.

    • Bạn sẽ phải truy cập thêm một số tập tin sau khi mở thư mục để thấy tập tin cần tìm.

    9.jpg

    4. Chọn tập tin. Nhấp vào tập tin mà bạn muốn sửa lỗi chống ghi để chọn.

    10.jpg

    5. Nhấp vào trình đơn Home ở phía trên góc trái của cửa sổ. Một thanh công cụ sẽ hiển thị ở phía trên cửa sổ.

    11.jpg

    6. Nhấp vào biểu tượng "Properties" (Đặc tính). Đó là dấu chọn màu đỏ trong phần "Open" (Mở) của thanh công cụ. Thao tác này sẽ mở cửa sổ "Properties".

    12.jpg

    7. Bỏ chọn ô "Read-only" (Chỉ đọc) ở bên dưới cửa sổ Properties.

    • Lời khuyên: Nếu không thấy lựa chọn này, bạn cần đảm bảo mình đang mở thẻ General của cửa sổ Properties.

    13.jpg

    8. Nhấp vào Apply (Áp dụng), rồi nhấp vào OK ở bên dưới cửa sổ. Đây là thao tác lưu thay đổi dành cho tập tin và đóng cửa sổ Properties. Bây giờ bạn đã có thể chỉnh sửa tập tin.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 3: Sửa lỗi chống ghi cho tập tin trên Mac

    14.jpg

    1. Mở Finder bằng cách nhấp vào biểu tượng khuôn mặt màu xanh dương trong phần Dock của máy Mac. Màn hình sẽ hiển thị một cửa sổ mới.

    15.jpg

    2. Truy cập thư mục lưu tập tin. Nhấp vào thư mục chứa tập tin ở bên trái cửa sổ Finder.
    Có thể bạn phải mở thêm nhiều thư mục khác sau bước này để tìm tập tin.

    16.jpg

    3. Chọn tập tin. Nhấp vào tập tin để thực hiện thao tác chọn.

    17.jpg

    4. Nhấp vào trình đơn File ở phía trên góc trái màn hình để mở một danh sách lựa chọn.

    18.jpg

    5. Nhấp vào Get Info (Xem thông tin) trong trình đơn File đang hiển thị. Đây là thao tác mở cửa sổ "Get Info" của tập tin đã chọn.

    19.jpg

    6. Mở khóa trình đơn Get Info. Nếu biểu tượng khóa ở bên dưới góc phải cửa sổ đang đóng, bạn nhấp vào biểu tượng đó rồi nhập mật khẩu của tài khoản quản trị viên.

    20.jpg

    7. Nhấp vào tiêu đề Sharing & Permissions (Chia sẻ & Quyền truy cập) ở gần bên dưới cửa sổ. Trình đơn Sharing & Permissions sẽ được mở rộng để hiển thị thêm lựa chọn.
    Lời khuyên: Nếu tiêu đề Sharing & Permissions có nhiều tên người dùng và lựa chọn "Read Only" (Chỉ đọc) hiển thị ở bên dưới, bạn hãy bỏ qua bước này.

    21.jpg

    8. Tìm tên người dùng của bạn. Bên dưới tiêu đề Sharing & Permissions, bạn sẽ thấy tên mà mình dùng để đăng nhập vào máy tính.

    22.jpg

    9. Thay đổi quyền truy cập của tập tin. Nhấp vào ô "Read Only" (Chỉ đọc) ở bên phải tên của bạn đến khi thấy "Read & Write" (Đọc và Ghi), rồi đóng cửa sổ Get Info. Bây giờ bạn đã có thể chỉnh sửa tập tin.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 4: Sửa lỗi chống ghi cho thiết bị lưu trữ trên Windows

    23.jpg

    1. Đảm bảo thiết bị lưu trữ được kết nối. Gắn USB, ổ đĩa ngoài, hoặc thẻ nhớ SD vào máy tính Windows trước khi tiếp tục.

    24.jpg

    2. Mở Start Tiêu đề ảnh Windowsstart.png bằng cách nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình.

    25.jpg

    3. Gõ regedit vào Start để tìm kiếm lệnh Registry Editor trên máy tính của bạn.

    26.jpg

    4. Nhấp vào regedit với biểu tượng nhiều khối màu xanh dương ở phía trên cửa sổ Start để mở cửa sổ.

    27.jpg

    5. Mở rộng thư mục "HKEY_LOCAL_MACHINE". Nhấp vào biểu tượng mũi tên hướng xuống bên trái thư mục "HKEY_LOCAL_MACHINE" ở phía trên góc trái cửa sổ.

    • Lưu ý: Bạn sẽ phải kéo thanh trượt của khung ở bên trái cửa sổ lên phía trên để tìm thấy thư mục này.

    28.jpg

    6. Mở rộng thư mục "SYSTEM".

    29.jpg

    7. Mở rộng thư mục "CurrentControlSet".

    30.jpg

    8. Chọn thư mục "Control". Bạn sẽ nhấp vào thư mục để thực hiện thao tác chọn.

    31.jpg

    9. Nhấp vào thẻ Edit (Chỉnh sửa) ở phía trên cửa sổ để mở danh sách lựa chọn.

    32.jpg

    10. Chọn New (Mới) ở gần phía trên trình đơn Edit đang hiển thị.

    33.jpg

    11. Nhấp vào Key (Chìa khóa) ở phía trên trình đơn New vừa hiển thị. Một thư mục mới (còn được gọi là "Key") sẽ hiển thị trong thư mục "Control".

    34.jpg

    12. Thay đổi tên của thư mục “key”. Gõ StorageDevicePolicies và ấn ↵ Enter.

    35.jpg

    13. Tạo tập tin DWORD mới trong thư mục “key” theo cách sau:
    • Chọn thư mục “key” có tên "StorageDevicePolicies" mà bạn vừa tạo.
    • Nhấp vào Edit
    • Chọn New
    • Nhấp vào DWORD (32-bit) Value
    • Gõ WriteProtect và ấn ↵ Enter.

    36.jpg

    14. Mở giá trị DWORD bằng cách nhấp đúp. Màn hình sẽ hiển thị một cửa sổ mới.

    37.jpg

    15. Thay đổi số "Value" (Giá trị) thành 0. Chọn số trong trường "Value", rồi gõ 0 để thay thế giá trị hiện tại.

    38.jpg

    16. Nhấp vào OK. Thao tác này sẽ sửa lỗi chỉ đọc mà bạn gặp phải trên thiết bị lưu trữ của mình.

    • Nếu USB hoặc đĩa CD vẫn chưa thể ghi dữ liệu, bạn sẽ phải đem thiết bị đến dịch vụ khôi phục dữ liệu để lấy lại dữ liệu.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 5: Sửa lỗi chống ghi cho thiết bị lưu trữ trên Mac

    39.jpg


    1. Đảm bảo thiết bị lưu trữ được kết nối. Gắn USB, ổ đĩa ngoài hoặc thẻ nhớ SD vào máy Mac trước khi tiếp tục.

    • Nếu đang dùng dòng máy Mac mới, bạn sẽ cần bộ chuyển đổi để gắn vào một trong các cổng USB-C trước khi có thể gắn thiết bị lưu trữ.

    40.jpg

    2. Nhấp vào trình đơn Go ở phía trên màn hình để mở danh sách lựa chọn.
    • Nếu không thấy Go ở phía trên màn hình, bạn nhấp vào hình nền hoặc biểu tượng khuôn mặt màu xanh dương của Finder trong phần Dock trên máy Mac để thấy trình đơn này.

    41.jpg

    3. Nhấp vào Utilities (Tiện ích) ở gần cuối trình đơn Go đang hiển thị.

    42.jpg

    4. Mở Disk Utility (Tiện ích đĩa) bằng cách nhấp đúp vào biểu tượng ổ cứng. Màn hình sẽ hiển thị một cửa sổ mới.

    43.jpg

    5. Chọn thiết bị lưu trữ bằng cách nhấp vào tên của thiết bị ở bên phía trên góc trái cửa sổ Disk Utility.

    44.jpg

    6. Nhấp vào thẻ First Aid (Sửa chữa) với biểu tượng ống nghe ở phía trên cửa sổ Disk Utility.

    45.jpg

    7. Chờ máy Mac hoàn tất quá trình quét. Nếu chế độ chống ghi của thiết bị được bật vì lỗi trên thiết bị, lỗi này sẽ được khắc phục và bạn có thể sử dụng thiết bị như thường.

    • Nếu sự cố của thiết bị liên quan đến phần cứng, bạn cần đem thiết bị đến dịch vụ khôi phục dữ liệu để lấy lại dữ liệu đã lưu.

    Lời khuyên
    • Thông thường, lỗi chống ghi xảy ra do giới hạn của phần cứng (chẳng hạn như thanh trượt chỉ đọc được bật hoặc bộ phận nào đó bị hỏng) hoặc do định dạng hệ thống tập tin không phù hợp.
    Cảnh báo
    • Nếu bạn không phải là quản trị viên hoặc muốn sửa lỗi chống ghi trên thiết bị chỉ đọc (như CD-R), việc sửa lỗi chống ghi sẽ không thực hiện được.