Trong bài viết này: Chuẩn bị cài đặt RAM, Cài đặt RAM cho laptop, Cài đặt RAM cho máy tính để bàn, Dùng USB làm RAM Trong bài viết này, wikiHow sẽ hướng dẫn bạn cách tăng "RAM" (hay bộ nhớ truy cập tạm thời) trên máy tính chạy hệ điều hành Windows bằng cách cài đặt thanh RAM vào máy tính. Dù khả thi với cả máy tính để bàn và laptop nhưng không phải máy tính nào cũng cho phép cài đặt thêm RAM. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng ổ đĩa di động (chẳng hạn như USB) để tăng RAM tạm thời. Phương pháp 1: Chuẩn bị cài đặt RAM 1. Tìm thông tin mẫu máy tính của bạn. Đặc biệt, bạn cần biết tên nhà sản xuất, loại máy và số mẫu. Để tìm được những thông tin trên: Mở Start Tiêu đề ảnh Windowsstart.png Gõ system information (thông tin hệ thống) Nhấp vào System Information Tìm các thông số về "System Manufacturer" (Nhà sản xuất máy tính) , "System SKU" (SKU máy) và "System Model" (Mẫu máy). 2. Vào website Crucial Memory Advisor tại http://www.crucial.com/usa/en/advisor bằng trình duyệt của bạn. Website này sẽ cho bạn báo cáo chính xác, cho biết liệu RAM của bạn có thể nâng cấp hay không và nếu có thì bạn có thể nâng cấp bằng loại RAM nào với dung lượng bao nhiêu. 3. Tìm mẫu máy của bạn bằng cách: Nhấp vào hộp select manufacturer (chọn nhà sản xuất) rồi nhấp vào tên nhà sản xuất máy tính của bạn (chẳng hạn như Toshiba). Nhấp vào hộp select product line (chọn dòng sản phẩm) rồi nhấp vào tên máy tính của bạn (chẳng hạn như Encore). Nhấp vào hộp select model (chọn mẫu) rồi nhấp vào mẫu máy tính của bạn. 4. Nhấp vào nút find upgrade (tìm nâng cấp) nằm dưới hộp chứa số máy. 5. Kiểm tra kết quả. Trên trang kết quả, bạn sẽ thu được ba thông tin quan trọng dưới đây: Maximum RAM (RAM tối đa) – Phần "Maximum Memory: # GB" (Bộ nhớ tối đa) này nằm ở phía trên bên trái của trang. Con số được hiển thị ở đây chính là dung lượng RAM tối đa mà bạn có thể cài đặt. Type of RAM (Loại RAM) - Một trong ba loại SDRAM, DDR hay RDRAM sẽ được liệt kê bên dưới đề mục "Compatible Memory" (Bộ nhớ tương thích) ở gần đầu trang. RAM speed (Tốc độ RAM) – Bên phải loại RAM (chẳng hạn như DDR3) là con số thể hiện tốc độ được hỗ trợ dành cho máy tính của bạn – đừng đi chệch khỏi con số này! 6. Mua RAM tương thích. Khi đã nắm được loại RAM, lượng RAM tối đa có thể cài đặt và tốc độ cần cho máy tính, lúc này, bạn có thể mua RAM từ bất kỳ cửa hàng máy tính (chẳng hạn như Phong Vũ) hay cửa hàng trực tuyến nào (ví dụ như Amazon). Thường thì mua trực tuyến rẻ hơn so với mua ở cửa hàng nhưng nhân viên cửa hàng có thể sẽ hiểu rõ hơn về loại RAM cần dùng cho máy tính của bạn. Hầu hết máy tính đều cần được cài đặt RAM theo cặp. Nghĩa là nếu muốn cài đặt 8 GB RAM, bạn sẽ phải mua hai thanh 4 GB (hoặc 4 thanh 2 GB). 7. Cân nhắc nhờ cửa hàng máy tính cài đặt RAM cho bạn. Khi mua RAM, bạn nên nhờ ai đó ở cửa hàng cài đặt chúng giúp bạn bởi thường thì họ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn. Nếu không muốn làm vậy, bạn vẫn có thể tự cài đặt RAM cho laptop hay máy tính để bàn của mình.
Phương pháp 2: Cài đặt RAM cho laptop 1. Tắt máy tính bằng cách mở Start Tiêu đề ảnh Windowsstart.png, nhấp vào Power Tiêu đề ảnh Windowspower.png (Tùy chọn tắt) và chọn Shut down (Tắt). Chờ cho đến khi máy tính dừng phát ra âm thanh trước khi tiếp tục. 2. Rút mọi dây cáp hay bất kỳ thiết bị ngoại vi nào đang được nối với máy tính. Đó có thể là dây cáp điện, USB, cáp Ethernet hay tương tự. 3. Tự cách điện. Bạn cần phải tự cách điện để không vô tính làm hư hỏng các bộ phận bên trong của máy tính bằng tĩnh điện. 4. Tháo tấm vỏ bên dưới của laptop. Với một số laptop, bạn chỉ cần tháo phần vỏ được thiết kế riêng cho RAM. Với số khác, bạn sẽ phải tháo toàn bộ phần vỏ bên dưới của máy. Hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng đi kèm hoặc tài liệu trực tuyến để có chỉ dẫn cụ thể cho bước này. 5. Tháo thanh RAM gốc. Bởi hầu hết laptop đều chỉ được trang bị hai khe cắm RAM, nhiều khả năng bạn sẽ phải tháo bỏ RAM cũ. Thường thì ở khe cắm sẽ có một cái lẫy hoặc nút để bấm vào và lấy RAM ra. Nếu không có nút nào, bạn chỉ việc nhẹ nhàng kéo RAM một cách dứt khoát ra khỏi khe cắm. 6. Lấy RAM mới ra khỏi vỏ bảo vệ. Đảm bảo là bạn chỉ chạm vào các cạnh bên của RAM và không để dầu, bụi bẩn hay tế bào da vương vào phần tiếp xúc ở chân hay mạch điện trên thân RAM. 7. Cài đặt RAM mới. Đặt RAM mới thẳng hàng với chỗ gờ lên trên khe cắm rồi ấn vào và đè xuống (nếu cần) sao cho RAM nằm phẳng trên mặt sau của máy tính. Lặp lại quá trình này cho RAM còn lại (nếu có). Không giống như trên máy tính để bàn, với laptop, RAM không bắt buộc phải được cài đặt thành cặp tương xứng (dù điều đó là cần thiết để laptop có được tốc độ ổn định). 8. Lắp lại vỏ dưới và bật laptop. Bạn có thể kiểm tra xem hệ điều hành đã nhận diện RAM mới hay chưa bằng cách nhấn ⊞ Win+Pause để mở cửa sổ System Properties (Thuộc tính hệ thống): lúc này, RAM sẽ được liệt kê kế bên đề mục "Physical Memory" (Bộ nhớ vật lý).
Phương pháp 3: Cài đặt RAM cho máy tính để bàn 1. Tắt máy tính bằng cách mở Start Tiêu đề ảnh Windowsstart.png, nhấp vào Power Tiêu đề ảnh Windowspower.png (Tùy chọn tắt), và chọn Shut down (Tắt). Nếu trên máy tính còn có công tắc tổng, bạn cũng cần chuyển nó sang chế độ "Off" (Tắt). 2. Rút mọi cáp và thiết bị ngoại vi khỏi máy tính. Đó có thể là cáp điện, USB, cáp Ethernet hay tương tự. 3. Tự cách điện. Bạn cần tự cách điện để không vô tình làm hư hại các bộ phận bên trong máy tính bằng tĩnh điện. 4. Mở thùng máy để kiểm tra bằng mắt khe cắm RAM cũng như dòng RAM đang được cài đặt và chọn RAM mới dễ dàng hơn. Hãy tham khảo thêm về cách mở thùng máy. 5. Tháo RAM hiện có nếu cần. Nếu định tháo RAM cũ để dành chỗ cho những thanh RAM có dung lượng lớn hơn hoặc nâng cấp nhằm đạt được tốc độ xử lý cao hơn, bạn có thể nhanh chóng tháo RAM bằng cách mở chốt ở hai đầu RAM hoặc nhẹ nhàng kéo RAM ra một cách dứt khoát nếu không có chốt nào ở đó. Sau khi đã tháo chốt, bạn có thể kéo RAM ra khỏi khe cắm một cách dễ dàng. 6. Lấy RAM mới ra khỏi vỏ bảo vệ. Đảm bảo là bạn chỉ chạm vào các cạnh bên của RAM và không để dầu, bụi bẩn hay tế bào da vương vào phần tiếp xúc ở chân hay mạch điện trên thân RAM. 7. Đặt cho khe khuyết trên RAM khớp với chỗ gờ lên trên khe cắm. RAM chỉ có thể được lắp vào theo một chiều duy nhất, do đó, bạn cần đảm bảo là RAM đã được đặt thẳng hàng với khe cắm. 8. Ấn RAM vào khe một cách dứt khoát. Ở đây, bạn hãy dàn đều lực nhưng đừng cố ép RAM vào khe. Hầu hết khe cắm đều có các chốt ở hai đầu và các chốt này sẽ tự khóa lại khi RAM được cài đặt đúng. 9. Cài đặt RAM còn lại trong cặp. Hãy lắp RAM còn lại vào khe cắm tương xứng với khe cắm mà bạn đã lắp RAM trước. Hầu hết các cặp khe cắm đều được phân biệt bằng màu sắc hoặc nhãn trên bo mạch chủ. Ngoài ra, thường thì sơ đồ lắp đặt cũng sẽ được cung cấp trong tài liệu hướng dẫn của bo mạch chủ. 10. Đóng thùng máy. Lúc này, bạn có thể cắm lại cáp, USB hay bất kỳ thiết bị ngoại vi nào mà bạn đã rút ra trước đó. 11. Bật máy tính. Bạn có thể kiểm tra xem liệu hệ điều hành đã nhận diện RAM mới hay chưa bằng cách nhấn ⊞ Win+Pause để mở cửa sổ System Properties (Thuộc tính hệ thống): RAM sẽ được liệt kê kế bên đề mục "Physical Memory" (Bộ nhớ vật lý).
Phương pháp 4: Dùng USB làm RAM 1. Cắm USB vào máy tính. USB hay ổ cứng của bạn sẽ phải được cắm vào một trong những khe cắm USB của máy tính. Với laptop, khe cắm USB thường được bố trí ở hai bên thân máy. Với máy tính để bàn, thường thì khe cắm USB được thiết kế ở mặt trước hoặc mặt sau của thùng máy, hay trên thiết bị ngoại vi nào đó, chẳng hạn như bàn phím. 2. Mở Start Tiêu đề ảnh Windowsstart.png. Nhấp vào logo Windows ở góc dưới bên trái của màn hình. 3. Mở File Explorer Tiêu đề ảnh Windowsstartexplorer.png bằng cách nhấp vào biểu tượng hình thư mục ở phía dưới, bên trái của của sổ Start. 4. Nhấp vào mục This PC (Máy tính này) ở xa bên trái của cửa sổ File Explorer. 5. Chọn USB của bạn. Nhấp vào tên ổ USB mà bạn đã nối với máy tính. Nếu chỉ có duy nhất một ổ lưu trữ di động đang được kết nối thì đó thường là ổ "F:". 6. Nhấp vào thẻ Computer (Máy tính) ở phía trên bên trái của cửa sổ. Một thanh công cụ sẽ xuất hiện ngay bên dưới thẻ này. 7. Nhấp vào Properties (Thuộc tính). Đây là hộp trắng có dấu kiểm màu đỏ nằm ở xa bên trái của thanh công cụ. Cửa sổ Properties của USB sẽ xuất hiện. 8. Nhấp vào thẻ ReadyBoost ở đầu cửa sổ trên. 9. Chọn hộp "Use this device" (Sử dụng thiết bị này) ở giữa trang, cho phép Windows dùng dung lượng khả dụng tối đa có trên USB làm RAM. Bạn sẽ không thể sử dụng nhiều hơn dung lượng RAM tối đa của máy tính. Có thể sẽ mất vài giây để ReadyBoost hiển thị thông tin ổ USB. 10. Nhấp vào Apply (Áp dụng) rồi OK ở cuối cửa sổ để lưu thiết lập và dùng dung lượng trống trên USB làm RAM. Sau khi rút USB, nếu lại muốn dùng nó làm RAM, bạn sẽ phải vào lại trình đơn ReadyBoost để thiết lập lần nữa. Lời khuyên Một số hệ điều hành chỉ hỗ trợ dung lượng RAM nhất định. Chẳng hạn như phiên bản 32-bit của Windows chỉ dùng được tối đa 4 GB RAM. Do đó, sẽ rất lãng phí khi bạn cài đặt nhiều hơn 4 GB RAM cho máy tính chạy phiên bản này. Cảnh báo Đừng bao giờ không rút dây nguồn khi tiến hành cài đặt phần cứng tương tự như cài đặt RAM. Khi còn ở ổ điện, trong dây nguồn vẫn có dòng điện. Dù quá yếu để chạy được máy tính nhưng dòng điện này vẫn đủ mạnh để làm đoản mạch bộ nối và gây giật khá mạnh. Đừng cố đấm ăn xôi khi máy tính không nâng cấp được. Nhiều khả năng bạn sẽ làm hỏng máy tính thay vì có được hiệu suất làm việc tốt hơn. Với sự hiện diện của dòng điện phóng, việc đảm bảo bộ nguồn đang tắt khi cắm dây nguồn là rất quan trọng. Khi bộ nguồn được nối với ổ điện trong lúc đang bật, kể cả khi máy tính đang tắt, dòng điện vẫn tạo ra nhiệt còn điện trở cân bằng và giới hạn dòng điện giữa các linh kiện và bo mạch chủ. Nếu cường độ dòng điện quá lớn, một số điện trở có thể bị nóng quá mức và hư hỏng, khiến cho cường độ dòng điện gia tăng ở những điện trở còn lại. Nếu máy tính có mức tiêu thụ điện trung bình 550 watt (đây là con số phổ biến ở hầu hết máy tính), có lẽ sẽ không sao (ít nhất là trong một vài phút) khi bạn kết nối nguồn 750w và bỏ qua cảm biến cũng như mạch bảo vệ. Thế nhưng, với nguồn 1500w, trừ khi trên máy có cài đặt card đồ họa dùng đến rất nhiều năng lượng, các thiết bị có thể sẽ bị hư hỏng. Kiểm tra kích thước vật lý và loại RAM được hỗ trợ bởi bo mạch chủ. Đừng cố ép khi RAM không vừa với khe cắm. Quá mạnh tay khi lắp bất kỳ thiết bị ngoại vi nào vào bo mạch chủ cũng có thể khiến bo mạch chủ bị gãy làm hai và làm hư hỏng mọi thứ. Đảm bảo là bạn đã đeo đai tay chống tĩnh điện hay ít nhất là đã không còn tĩnh điện. Tĩnh điện sẽ nướng bo mạch chủ cùng mọi linh kiện và thiết bị ngoại vi đang được kết nối với nó chỉ trong tích tắc. Đảm bảo là bộ nguồn đã được tắt (nếu có nút nguồn) trước khi bạn cắm lại dây nguồn. Khi được bật hay cung cấp điện, mọi bộ nguồn đều tiến hành tự kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ đều hoạt động. Nếu đang được bật khi bạn cắm điện, bộ nguồn sẽ tiếp nhận lượng điện năng tối đa và đưa nó vào dòng điện (hay dòng điện phóng) đi đến bo mạch chủ. Vì nguồn đang được bật khi bạn cắm điện nên cảm biến và chip bảo vệ có nhiệm vụ hạn chế dòng điện phóng này có thể sẽ không được kích hoạt đủ nhanh và do đó, khiến mọi thứ bị quá tải. Nếu bạn cắm điện trong lúc nguồn đang tắt, mọi cảm biến và chip bảo vệ sẽ tự kích hoạt đủ nhanh, tăng dòng dưỡng tương ứng và ngăn ngừa tình trạng quá tải. Nếu không hiểu rõ về điện năng tiêu thụ và biết chính xác bộ nguồn mạnh thế nào mới có thể đáp ứng được các yêu cầu thì bạn đừng nên mạo hiểm: bộ nguồn quả thực có thể thiêu rụi mọi thứ khi bị hư hỏng hay làm quá tải máy tính của bạn.