Cách để Tăng tốc kết nối internet chậm

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Tối ưu hóa trình duyệt, Tối ưu hóa bộ điều giải/bộ định tuyến của bạn, Tối ưu hóa gói dịch vụ internet, Tối ưu hóa máy tính của bạn

    Kết nối mạng chậm làm lãng phí thời gian, biến video trực tuyến thành một màn trình chiếu ảnh tĩnh tồi tệ và khiến máy tính đứng trước nguy cơ bị quăng ra ngoài cửa sổ trong cơn tức giận. Để tăng tốc kết nối internet bị chậm, bạn nên dành thời gian để tối ưu hóa trình duyệt web, bộ điều giải/bộ định tuyến, gói dịch vụ internet và máy tính nói chung. Bằng cách hợp lý hóa và tăng tốc từng yếu tố riêng lẻ này, bạn có thể cải thiện đáng kể tốc độ kết nối chung và bảo vệ máy tính, cũng như sự tỉnh táo của bản thân, trước hiểm họa nhất định.

    Phương pháp 1: Tối ưu hóa trình duyệt

    1.jpg

    1. Chuyển sang trình duyệt khác. Một số người sử dụng Internet Explorer. Dù là một trình duyệt không tồi nhưng nó chiếm rất nhiều tài nguyên. Hơn nữa, khi một trang web được phát triển hơn, để tải chúng, số lượng xử lý cần thực hiện cũng tăng theo, nghĩa là thường thì sẽ tốt hơn khi sử dụng trình duyệt cho phép điều chỉnh tùy biến nhằm cắt giảm quảng cáo và những phần không cần thiết.

    • Firefox có nhiều tiện ích mở rộng cho phép khóa những yếu tố như JavaScript, quảng cáo, Flash và nhiều thứ khác cho đến khi bạn bật chúng. Một trong những chương trình phụ trợ quan trọng là Adblock Plus, chương trình gần như loại bỏ hoàn toàn quảng cáo khỏi trải nghiệm lướt web của bạn và làm tăng đáng kể tốc độ tải. Có thể bạn cũng sẽ muốn thử dùng Fasterfox Lite. Chương trình phụ trợ này đem lại một số lựa chọn tốc độ nâng cao cho Firefox.
    • Dù ra đời muộn hơn, Google Chrome sử dụng rất ít bộ nhớ và cũng có thể dùng tốt cho những trang web có nhiều JavaScript và Flash. Có thể bạn cũng sẽ muốn thử dùng chương trình phụ trợ FastestChrome.
    • Opera có công nghệ nén (Opera turbo) được thiết kế riêng cho kết nối mạng chậm. Nó đã cho thấy tính hiệu quả rất cao trong nhiều trường hợp.

    2.jpg

    2. Gỡ bỏ các chương trình phụ trợ, tiện ích mở rộng và phần bổ sung không mong muốn. Dù nhiều phần bổ sung và chương trình phụ trợ có thể giúp bạn lướt web hiệu quả hơn, một số khác lại khiến việc tải trang trở nên khó khăn (mục tiêu chính ở đây là những phần không thật sự quan trọng như giao diện (theme, skin) và những tiện ích nhỏ mà bạn đã thấy chán từ lâu). Hãy thử tắt hết những phần bổ sung và chương trình phụ trợ không cần thiết này nhằm có được tốc độ duyệt và tải tốt hơn.

    • Để tắt chương trình phụ trợ trên Firefox, vào Công cụ (Tools) > Chương trình phụ trợ (Add-ons) và vô hiệu hóa cả chương trình phụ trợ lẫn phần bổ sung không mong muốn. Khởi động lại Firefox để thay đổi có hiệu lực.
    • Để tắt chương trình phụ trợ trên Google Chrome, vào Tùy biến (Customize) > Công cụ > Tiện ích mở rộng (Extensions) và tắt phần bổ sung không mong muốn. Khởi động lại Chrome để thay đổi có hiệu lực.
    • Để tắt chương trình phụ trợ trên Internet Explorer, vào Công cụ > Quản lý Chương trình phụ trợ (Manage Add-ons) và vô hiệu hóa chương trình không mong muốn. Khởi động lại để thay đổi có hiệu lực.

    3.jpg

    3. Đóng thẻ trình duyệt không được sử dụng. Kể cả khi bạn không xem chúng, nhiều trang vẫn tự động làm mới nội dung vài phút hay vài giây một lần để giúp bạn cập nhật (trang báo, Facebook và Twitter là những ví dụ xuất sắc cho trường hợp này). Hãy tắt khi không sử dụng để chúng không chiếm hết băng thông của bạn.

    4.jpg

    4. Cho phép sử dụng (một số) tập tin cookie và bộ nhớ tạm (cache). Điều này đồng nghĩa với việc một phần lịch sử duyệt web hay thậm chí là thông tin cá nhân của bạn sẽ bị theo dõi và/hoặc lưu trữ. Dù vậy, phần nhiều trong số đó là vô hại và trên thực tế, giúp tải trang nhanh hơn. Nếu hoài nghi việc này sẽ mở đường cho những hành vi phạm pháp, hãy chọn cấm tất cả tập tin cookie trong thiết lập mặc định, sau đó thêm những trang mà bạn tin tưởng vào danh sách “Ngoại lệ”. Thêm vào đó, đừng cài đặt chế độ xóa tự động bộ nhớ cache mỗi khi đóng trình duyệt. Nhớ rằng đối với cookie và cache, những trình duyệt khác nhau sẽ có mức tùy chỉnh khác nhau. Để thay đổi những thiết lập này:

    • Trong Firefox, vào Công cụ > Tùy chọn (Option) > Riêng tư (Privacy).
    • Trong Internet Explorer, vào Công cụ (có thể có hình dạng như một bánh răng) > Tùy chọn Internet (Internet Options) > Lịch sử Duyệt web (Browsing History) và đảm bảo rằng tùy chọn Xóa lịch sử duyệt web đang tồn tại (Delete browsing history on exit) không được chọn. Để xóa có kiểm soát hơn, hãy vào Xóa… (Delete...) và chọn Giữ dữ liệu website yêu thích (Preserve favorite website data).
    • Trong Chrome, vào Công cụ (có thể có hình dạng như một chiếc cờ lê) > Thiết lập (Settings), cuộn xuống, vào Hiển thị Thiết lập Nâng cao (Show Advanced Settings) > Riêng tư > Thiết lập Nội dung (Content Settings).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 2: Tối ưu hóa bộ điều giải/bộ định tuyến của bạn

    5.jpg

    1. Chuyển thiết bị không dây của bạn sang một kênh khác. Nếu sống gần hàng xóm đến mức có thể thấy được kết nối không dây của họ, nhiều khả năng thiết bị không dây của bạn đang bị chặn vì phải phát đi trên cùng một kênh với họ. Để kiểm tra, hãy tải, cài đặt và chạy chương trình như inSSIDer nhằm quét các mạng không dây trong khu vực và các kênh gắn liền với chúng.

    • Tìm kết nối không dây của bạn trong danh sách (thường nằm ở vị trí đầu tiên). Tìm xem nó đang phát đi trên kênh nào và so sánh với những kênh đang được sử dụng khác. Lý tưởng thì nó nên là mạng duy nhất trên kênh đó (như trong ví dụ dưới đây). Thế nhưng, hiện thực thường không được như vậy (Trong thực tế, ở khu vực đông đúc, điều này còn có thể là không khả thi). Tìm kênh từ 1 đến 11 đang không có hoặc có ít mạng sử dụng và ghi chú những kênh đang bị quá tải với nhiều mạng sử dụng (trong ví dụ dưới đây, đó là kênh 6).
    • Nếu cần thiết, đổi kênh không dây của bạn. Kết nối với địa chỉ IP của bộ điều giải/bộ định tuyến (tìm tài liệu hướng dẫn sử dụng, kiểm tra trên bản thân thiết bị hoặc tìm trên mạng), tìm kênh phát nằm trong thiết lập (vị trí sẽ không đồng nhất, tùy vào thiết bị của bạn) và chọn kênh thay thế từ danh sách được thả xuống.

    6.jpg

    2. Đặt lại bộ định tuyến không dây của bạn. Hoặc chuyển sang phòng khác, nơi tận dụng tối đa được vị trí trung tâm của nó. Về lý tưởng, nên có đường đi trực tiếp, không bị che chắn giữa máy tính và bộ định tuyến.

    7.jpg

    3. Tránh nhiễu đến từ các thiết bị không dây khác. Cụ thể, điện thoại không dây có thể là phiền toái thật sự cho kết nối mạng không dây của bạn. Vậy nên, nếu hai thiết bị chia sẻ một giắc cắm điện thoại, hãy đặt chúng càng xa về mặt địa lý càng tốt (giữ khoảng cách ít nhất nửa mét).

    8.jpg

    4. Dùng cáp Ethernet. Sử dụng mạng không dây đem lại sự thoải mái, tự do nhưng lại phải đánh đổi bằng tình trạng nhiễu sóng, đặc biệt là khi phải truyền qua tường, và làm giảm hiệu suất tổng thể. Hãy để cáp Ethernet là lựa chọn kết nối số một của bạn và dành mạng không dây cho những lúc thật sự cần.

    9.jpg

    5. Nâng cấp thiết bị của bạn. Bộ điều giải/bộ định tuyến cũ có thể sẽ không đủ mạnh để bắt kịp tiềm năng tốc độ gói internet của bạn.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 3: Tối ưu hóa gói dịch vụ internet

    10.jpg

    1. Xác định tốc độ mà Nhà cung cấp Dịch vụ Internet (ISP) của bạn hẳn phải cung cấp. Điều này rất quan trọng bởi kết nối chậm có thể là do có vấn đề từ phía họ chứ không phải là từ phía bạn. Tốc độ chính xác sẽ được thể hiện trên hóa đơn. Nếu không có hóa đơn bên mình, bạn có thể kiểm tra website nhà cung cấp hoặc liên hệ trực tiếp với họ để xác định thông số đó.

    11.jpg

    2. Tiến hành kiểm tra tốc độ trực tuyến.[1] Kết quả thu được phải xấp xỉ tốc độ mà ISP phải cung cấp. Nếu thu được kết quả thấp hơn, trước hết hãy thử lại với máy tính khác. Nếu cả hai máy đều cho kết quả thấp, liên hệ nhà cung cấp dịch vụ mạng của bạn. Nếu chỉ mạng nhà bạn có vấn đề thì hãy kiểm tra máy tính.

    12.jpg

    3. Nâng cấp lên gói mạng tốt hơn. Nếu đã trung thành với tốc độ này trong nhiều năm, có lẽ bạn chưa được trang bị gói internet phù hợp để tải về những trang web phức tạp hơn bao giờ hết của thời nay. Nếu bạn đang trung thành với một nhà cung cấp mạng trong một thời gian dài, hãy yêu cầu được giảm giá khi nâng cấp dịch vụ để đổi lấy việc sử dụng dịch vụ không ngừng của bạn. Nếu không, hãy so sánh các gói dịch vụ khác. Nhiều công ty có các chương trình ưu đãi nhằm khuyến khích bạn chuyển sang sử dụng dịch vụ của họ.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương pháp 4: Tối ưu hóa máy tính của bạn

    13.jpg

    1. Loại bỏ các chương trình không cần thiết. Kết nối internet cần bộ nhớ để đạt được tốc độ chuẩn của gói cước. Nếu máy tính bị cản trở bởi những chương trình mà bạn không cần đến, kết nối mạng sẽ trở nên chậm hơn. Hãy đóng tất cả những chương trình mà bạn không sử dụng.

    14.jpg

    2. Quét virus và phần mềm gián điệp. Virus và phần mềm gián điệp cũng chiếm dụng bộ nhớ, góp phần làm chậm tốc độ mạng. Hãy quét toàn diện hay hoàn chỉnh từng ổ đĩa, kể cả khi bật chế độ chạy và quét tự động. Quét thường xuyên sẽ tìm được những đối tượng mới xuất hiện (Vui lòng tham khảo bên dưới nếu bạn cần chương trình quét virus và phần mềm gián điệp miễn phí).

    15.jpg

    3. Hãy chắc là bạn không đang sử dụng hai tường lửa. Chúng sẽ làm ảnh hưởng lẫn nhau và bên cạnh dẫn đến vấn đề về bảo mật, chúng còn làm giảm hiệu suất duyệt web của bạn. Cụ thể là, nếu sử dụng Windows nhưng lại tải hay mua một tường lửa riêng biệt khác, hãy kiểm tra lại để chắc rằng bạn đang không đồng thời chạy Tường lửa Windows (chế độ này được bật theo mặc định). Hãy vào Tìm kiếm (Search) > Tường lửa Windows (Windows Firewall) và nếu cần, nhấn Thay đổi Thiết lập (Change Settings) để tắt nó.

    16.jpg

    4. Kiểm tra dung lượng trống. Nếu ổ cứng gần đầy, hãy chuyển tập tin không còn được sử dụng thường xuyên vào ổ cứng di động, ghi vào CD hay DVD hoặc xóa chúng. Máy tính sử dụng dung lượng trống trên ổ cứng như bộ nhớ ảo. Vì vậy, ổ cứng đầy sẽ làm máy tính cũng như kết nối mạng của bạn bị chậm.

    17.jpg

    5. Chạy chương trình chống phân mảnh ổ cứng, tốt nhất là hai tuần một lần. Nhờ đó, hiệu suất chung sẽ được cải thiện và giúp ích cho kết nối internet của bạn.

    18.jpg

    6. Cân nhắc nâng cấp máy tính. Máy tính đời cũ có thể sẽ không đủ mạnh để sử dụng hết nhiều thứ có trên internet hiện nay. Kể cả những việc đơn giản như nâng cấp RAM (Bộ nhớ Truy cập Ngẫu nhiên) cũng có thể sẽ giúp được bạn. Tuy nhiên, nếu máy tính đã trên 5 năm tuổi, có lẽ đã đến lúc để bạn cân nhắc đến việc sở hữu dòng máy mới hơn HAY hệ điều hành khác. Trở lại với phiên bản windows cũ hơn như windows XP và thử nhiều bản phân phối Linux khác nhau thường đem lại sức sống mới cho máy tính cũ. Bạn thậm chí có thể dùng hệ điều hành cài đặt trực tiếp được lên trình duyệt nếu duyệt web là mục đích sử dụng chính của bạn (xPud, browserLinux, slitaz vân vân)!

    19.jpg

    7. Tắt máy tính mỗi tối. Để máy tính ở chế độ tạm nghỉ mà không tắt hay bật hẳn mỗi ngày hay tương tự sẽ giới hạn bộ nhớ và nhanh chóng làm chậm tốc độ Internet.

    Lời khuyên
    • Cập nhật chương trình quét virus và phần mềm gián điệp. Những định nghĩa lỗi thời sẽ không có tác dụng và nội dung mới có thể được thêm vào gần như hàng ngày. Hãy luôn cập nhật trước khi quét cũng như những lúc tải một chương trình mới.
    • Kể cả khi chương trình quét virus đồng thời cũng có tính năng quét phần mềm gián điệp, bạn vẫn nên sử dụng một chương trình quét phần mềm gián điệp riêng.
    • Gọi chuyên gia máy tính.
    • Kiểm tra hóa đơn nhà cung cấp dịch vụ mạng và xác định liệu đó là KB (kilobyte) hay Kb (kilobit). Sự khác biệt của chúng nằm ở chỗ 1 Kb tương đương với 1024 byte còn 1 KB tương đương với 8192 bit.
    • Nếu tắt chức năng hiển thị hình ảnh trên Google Chrome, bạn sẽ có thể tiết kiệm nhiều dữ liệu và thời gian.
    Cảnh báo
    • Đừng cố tải bất kỳ chương trình "gia tăng tốc độ" nào cho kết nối của bạn. Hầu hết sẽ không có tác dụng gì và nếu có, thì thậm chí có thể sẽ khiến kết nối mạng trở nên chậm hơn. Phần mềm quản lý bộ nhớ cũng vậy.
    • Cẩn trọng với những chương trình có vẻ như là chương trình diệt phần mềm gián điệp hay những chương trình khác được quảng cáo là sẽ giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của máy. Nhiều trong số chúng sẽ chẳng có tác dụng gì và còn có thể chứa phần mềm gián điệp hay ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất. Hãy luôn tìm hiểu trước khi tải chương trình nào đó. Kiểm tra đánh giá (không phải chứng thực) từ những người dùng khác trên website có tiếng.
    • Nếu máy tính bị nhiễm phần mềm gián điệp, thay đổi trình duyệt sẽ không giải quyết được vấn đề của bạn.
    • Đừng cùng lúc chạy nhiều chương trình quét virus. Chúng sẽ chỉ ảnh hưởng lẫn nhau và khiến virus ẩn mình trót lọt.
    • Bạn nên tiến hành kiểm tra băng thông trực tuyến trong vài ngày liên tiếp tại những thời điểm khác nhau bởi băng thông của họ (hay của bạn) có thể bị tắc nghẽn. Hãy tìm tốc độ kết nối "trung bình" và hành động cho phù hợp.
    • Cẩn thận khi tắt các chương trình. Một số chương trình là cần thiết để chạy những chương trình khác. Nếu không chắc, hãy tìm tên trên công cụ tìm kiếm để biết được đó là gì hay có được lời khuyên từ các chuyên gia.