Cách để Tránh làm hỏng tai nghe

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong bài viết này: Ngăn ngừa hư hỏng vật lý, Ngăn ngừa hư hỏng do thiết bị âm thanh

    hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách duy trì tai nghe trông mới và hoạt động tốt nhiều năm thông qua việc bảo quản đúng cách và sử dụng ở mức âm lượng nhỏ.

    Phần 1: Ngăn ngừa hư hỏng vật lý

    1.jpg

    1. Chỉ kéo đầu cắm, không kéo dây cáp. Khi rút tai nghe ra khỏi nguồn âm thanh, hãy cầm chặt đầu kết nối và kéo. Nếu bạn kéo dây cáp thì áp lực sẽ tác động lên đầu cắm và làm hỏng tai nghe.

    2.jpg

    2. Dùng lực vừa phải, không quá mạnh. Nếu giắc tai nghe quá chật, bạn có thể kéo mạnh nhưng dứt khoát. Nếu bạn thình lình giật mạnh ra, ngạnh của giắc cắm sẽ bị hỏng.

    3.jpg

    3. Không để tai nghe dưới đất. Điều này rất dễ hiểu, nếu tai nghe nằm dưới sàn, chắc chắn sẽ có lúc bạn vô tình làm hỏng. Luôn đặt tai nghe trên bàn làm việc, hoặc cất đi nếu không sử dụng.

    4.jpg

    4. Rút tai nghe ra khi không sử dụng. Sau khi sử dụng xong, bạn đừng nên để tai nghe cắm luôn trong giắc cắm. Khi phải đứng lên hoặc di chuyển đột ngột, bạn có thể vô tình làm hỏng tai nghe.

    5.jpg

    5. Quấn tai nghe lại khi không sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với tai nghe di động không có cáp bện. Nếu dây bị rối hay thắt nút, cáp tai nghe sẽ bị xoắn và có thể mất kết nối. Vì vậy, bạn không nên cứ nhét tai nghe vào túi mà hãy quấn lại cho gọn.

    • Bạn có thể cắt vài dấu hình chữ V lên cạnh thẻ tích điểm không sử dụng nữa, hoặc dùng kẹp bướm quấn dây tai nghe. Đây là những phương pháp rất an toàn và rẻ tiền.
    • Không buộc hay tác dụng bất kỳ lực nào lên dây cáp.

    6.jpg

    6. Không đung đưa tai nghe. Nếu bạn thả cho tai nghe đung đưa tự do thì lực không cần thiết sẽ tác dụng lên kết nối giữa cáp và tai nghe. Bạn nên hạn chế để tai nghe thòng xuống từ trên bàn hoặc túi xách.

    7.jpg

    7. Không để tai nghe tiếp xúc với nước. Như mọi thiết bị điện tử khác, tai nghe và nước không thể gần nhau. Nếu tai nghe bị nhúng vào nước, bạn hãy lấy tai nghe ra khỏi nước ngay lập tức, sau đó đổ cồn tẩy rửa lên và để vài giờ cho khô.[1] Cách này sẽ giúp bạn khôi phục được tai nghe khỏi hầu hết các tai nạn về nước không quá nghiêm trọng.

    8.jpg

    8. Không nên đeo tai nghe đi ngủ. Bên cạnh tác hại đối với thính giác thì khi bạn nghiêng qua nghiêng lại trong lúc ngủ có thể khiếng dây bị gập lại, hoặc làm hỏng tai nghe.

    9.jpg

    9. Tìm một chiếc hộp hoặc túi bảo vệ tai nghe. Nếu bạn thường mang tai nghe đi, hãy cân nhắc việc tìm hộp hoặc túi mềm để đựng tai nghe. Bạn có thể tìm hộp đựng dành riêng cho loại tai nghe của mình, hoặc mua hộp được thiết kế cho nhiều tai nghe khác nhau.

    10.jpg

    10. Thêm ngân sách để mua tai nghe tốt hơn. Để tạo ra tai nghe rẻ tiền, các nhà sản xuất đã cắt giảm đủ thứ chi phí, trong đó có chất lượng cấu tạo. Thay vì mua tai nghe rẻ tiền và phải đề phòng những rủi ro không thể tránh khỏi, bạn nên đầu tư tai nghe đắt tiền hơn với khả năng chống va đập tốt.

    • Tai nghe cáp bện sẽ ngăn việc dây bị rối và thắt nút, đồng thời cũng sử dụng được lâu hơn.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phần 2: Ngăn ngừa hư hỏng do thiết bị âm thanh

    11.jpg

    1. Giảm âm lượng trước khi cắm tai nghe vào. Tai nghe có thể bị hỏng nếu bạn kết nối trong lúc âm lượng nguồn đang phát lớn. Hãy giảm âm lượng trên thiết bị âm thanh trước khi cắm tai nghe vào. Nên nhớ, bạn phải cắm tai nghe vào rồi mới đeo lên tai.[2]

    • Sau khi cắm tai nghe, bạn có thể tăng âm lượng lên đến mức mà bạn cảm thấy thoải mái.

    12.jpg

    2. Duy trì âm lượng nhỏ. Âm lượng lớn không chỉ ảnh hưởng đến thính giác mà còn làm hỏng loa của tai nghe. Điều này có thể khiến tai nghe thường xuyên bị méo tiếng và rè. Nếu bạn nghe thấy âm thanh bắt đầu bị vỡ nghĩa là âm lượng đang quá lớn.[3]

    • Hạn chế thiết lập âm lượng tối đa vì điều này có thể tăng khả năng làm hỏng loa của tai nghe. Nếu bạn muốn tăng âm lượng tai nghe nhưng không thể tăng âm lượng nguồn thêm được nữa, hãy sử dụng bộ khuếch đại tai nghe.[4]

    13.jpg

    3. Giảm âm trầm (bass). Phần lớn tai nghe không có chương trình điều khiển âm trầm, nên việc nghe âm bass quá lớn có thể nhanh chóng làm hỏng loa. Âm trầm là loại âm tần số thấp có khả năng tác động nhiều áp lực lên loa không chuyên dụng. Hãy dùng bộ trộn âm thanh của nguồn để hạ âm bass xuống, đồng thời tắt tùy chọn "Bass Boost" (nếu cần).

    14.jpg

    4. Sử dụng tai nghe có khả năng xử lý đầu ra. Sẽ không thành vấn đề nếu bạn cắm tai nghe vào điện thoại hoặc máy tính, nhưng khi kết nối với dàn âm thanh nổi chất lượng cao, bạn cần chắc rằng tai nghe có đủ khả năng xử lý công suất đầu ra. Tai nghe yếu sẽ nhanh chóng bị hỏng nếu bạn sử dụng với nguồn mạnh.

    • Xem qua tài liệu của tai nghe để xác định số Ω (ôm) mà thiết bị có thể hỗ trợ, cũng như số Ω đầu ra của nguồn âm thanh.

    Lời khuyên
    • Nếu bạn quấn tai nghe quanh máy nghe nhạc khi không sử dụng, hãy chắc rằng bạn đã rút tai nghe ra vì điều này có thể làm hỏng dây.
    • Khi mua tai nghe, hãy chọn loại có vòng tròn giảm sức ép (vòng bằng nhựa dẻo này ở cuối đầu kết nối). Chi tiết này phần nào hạn chế việc dây điện bị kéo ra khỏi tai nghe.
    • Bạn hãy sử dụng hệ thống hạn chế âm lượng của dàn âm thanh nổi hoặc máy nghe nhạc MP3 (nếu có). Điều này sẽ bảo vệ thính giác của bạn và giúp tai nghe sử dụng được lâu dài
    • Bạn đừng quên lấy tai nghe ra khỏi túi trước khi giặt quần áo.
    Cảnh báo
    • Nghe nhạc quá lớn trong thời gian dài sẽ làm thính giác của bạn bị tổn thương vĩnh viễn.
    • Nếu người khác có thể nghe thấy nhạc từ tai nghe của bạn thì đây là loại tai nghe không cách âm. Thông thường, nếu bạn sử dụng tai nghe cách âm, người ngoài sẽ không thể nghe thấy nhạc của bạn. Nhưng nếu bạn đeo tai nghe cách âm mà người khác có thể nghe thấy tiếng nhạc nghĩa là âm lượng đang rất lớn.