Cách làm bài văn nghị luận

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I.Khái quát chung:

    Nghị luận có nghĩa là bàn bạc, nhận định, nhận xét hay đánh giá một vấn đề nào đó. Vấn đề xã hội là tất cả những gì liên quan đến con người, các nhóm người, các cộng đồng người đến sự tồn tại, phát triển của con người trong một hoàn cảnh xã hội nhất định được nhận thức như một vấn nạn của xã hội, đụng chạm đến lợi ích của một cộng đồng. Nghị luận xã hội là đưa ra quan điểm, nhận xét, chủ trương, chính sách về một vấn đề xã hội nào đó được nhiều người quan tâm.
    Nghị luận xã hội gồm hai kiểu bài cơ bản:
    1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội
    2. Nghị luận một đạo lí, tư tưởng.
    II. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội

    Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bài nghị luận bàn vể một sự việc, hiện tượng nổi trội (nổi cộm hoặc nổi bật), có tính thời sự, đang diễn ra trong xã hội, có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đời sống, tâm lí của con người; được dư luận quan tâm, chú ý.
    Ví dụ: nạn kẹt xe ở các thành phố lớn; hiện tượng mê game của học sinh; phong trào thiện nguyện của tuổi trẻ,…

    Cấu trúc bài làm:
    • Mở bài (Đặt vấn đề)
    + Giới thiệu sự việc, hiện tượng (sau đây gọi tắt là vấn đề) cần nghị luận.
    + Đánh giá khái quát về ý nghĩa, quy mô, mức độ… tác động của vấn đề đối với xã hội.
    • Thân bài (Giải quyết vấn đề)
    + Mô tả vấn đề.
    + Phân tích nguyên nhân vấn đê’ (tuỳ vào để bài cụ thể để quyết định có cẩn thực hiện bước này hay không).
    + Phân tích tác hại (nếu vấn đề tiêu cực), ý nghĩa (nếu vấn đề tích cực).
    + Đề xuất hướng khắc phục (nếu vấn đề tiêu cực) hoặc phát huy (nếu vấn đề tích cực).
    + Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
    • Kết bài (Kết thúc vấn đề): Khẳng định lại vấn đề.
    III. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

    Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bài nghị luận bàn vê’ một vấn đề thuộc về tư tưởng, đạo đức, lối sống,… của con người.
    Ví dụ: Tình cảm gia đình, ‘tình bạn, tình thầy trò; đức khiêm tốn, lòng tự trọng; quan niệm về cách sống khác biệt,…

    Cấu trúc bài làm:
    • Mở bài (Đặt vấn đề)
    Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần nghị luận.
    • Thân bài (Giải quyết văn đề)
    + Giải thích vấn đề.
    + Phân tích những mặt tốt hoặc xấu của vấn đề.
    + Nêu những biểu hiện tiêu cực trái với vấn đề để phê phán hoặc biểu hiện tích cực để khẳng định, phát huy.
    + Mở rộng và nâng cao vấn đề.
    + Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
    • Kết bài (Kết thúc vấn đề): Khẳng định lại vấn đề.
    IV. Nghị luận văn học

    ❖ Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

    Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
    Một số yếu tố có tính đặc trưng thể loại của tác phẩm truyện cần quan tâm khi nghị luận: Cốt truyện, tình huống truyện, chi tiết, sự việc, nhân vật (ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động…).
    Cấu trúc bài làm:
    • Mở bài (Đặt vấn đề)
    + Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm
    + Giới thiệu nội dung đề yêu cầu phân tích
    + Trích câu đẩu và câu cuối đoạn văn (nếu đê’ yêu cẩu phân tích đoạn trích).
    • Thân bài (Giải quyết văn đề)
    + Lần lượt triển khai luận điểm, dùng lí lẽ (giải thích, phân tích, đánh giá, nhận xét…) và dẫn chứng (những câu văn, những chi tiết, sự việc…trong tác phẩm hoặc đoạn trích) làm rõ luận điểm.
    + Mỗi luận điểm phải hướng đến làm rõ yêu cầu của đề và giữa các luận điểm phải được liên kết chặt chẽ với nhau vể nội dung và hình thức.
    + Đánh giá tổng hợp.
    • Kết bài (Kết thúc vấn đề): Khẳng định lại vấn đề.
    ❖ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

    Khái niệm: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình vê’ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
    Một số yếu tố có tính đặc trưng thể loại của tác phẩm thơ cần quan tâm khi nghị luận: cảm xúc tâm trạng của nhân vật trữ tình, từ ngữ (chú ý những từ đắt), biện pháp tu từ, vần, nhịp, âm, dấu câu, cấu trúc câu (đặc biệt những cấu trúc câu đặc biệt), hình ảnh thơ, thể loại thơ…

    Cấu trúc bài làm:
    • Mở bài (Đặt vấn đề)
    + Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm.
    + Giới thiệu nội dung đề yêu cầu phân tích.
    + Trích đoạn thơ (nếu đề yêu cầu phân tích đoạn thơ).
    • Thân bài (Giải quyết vấn đề)
    + Lần lượt triển khai luận điểm, dùng lí lẽ (giải thích, phân tích, đánh giá, nhận xét…) và dẫn chứng (những câu thơ trong tác phẩm hoặc đoạn trích) làm rõ luận điểm.
    + Khi nghị luận cần kết hợp giữa nghị luận vê’ nội dung và hình thức nghệ thuật; chỉ ra được những nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật đã hỗ trợ nội dung như thế nào, cái hay, cái sáng tạo, cái tài hoa của tác giả trong việc thể hiện vấn đề nghị luận ở đâu.
    + Mỗi luận điểm phải hướng đến làm rõ yêu cầu của đề và giữa các luận điểm phải được liên kết chặt chẽ với nhau vê’ nội dung và hình thức.
    + Đánh giá tổng hợp
    • Kết bài (Kết thúc vấn đề): Khẳng định lại vấn đề.