Cách ngâm rượu ba kích và những lưu ý khi ngâm rượu ba kích cần tuyệt đối lưu ý

  1. Tác giả: LTTK CTV16
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Hôm trước, mình đã chia sẻ cùng các bạn tác dụng của củ ba kích. Trong bài chia sẻ hôm nay, mình xin chia sẻ cùng các bạn Cách ngâm rượu ba kích và những lưu ý khi ngâm rượu ba kích cần tuyệt đối lưu ý. Cùng xem nhé!
    Những lưu ý khi ngâm rượu ba kích cần tuyệt đối lưu ý

    • Lõi củ ba kích rất không tốt cho sức khoẻ. Khi ngâm rượu ba kích mà quên không bỏ lõi thì không những “chuyện ấy” không được cải thiện mà còn rất dễ “mất cảm giác yêu”, dễ rơi vào trạng thái “trên bảo dưới không nghe” thậm chí nếu dùng trong thời gian dài có thể khiến thận hư, có dấu hiệu hư dương, mệt mỏi. Vì vậy, cách ngâm rượu ba kích đúng cách rất quan trọng. Rất nhiều người nói rằng, rễ cây ba kích không bỏ lõi sẽ thành thuốc độc.

    [​IMG]

    • Khi sử dụng củ ba kích dưới bất kỳ hình thức nào bắt buộc chỉ lấy phần thịt của củ.
    • Khi chế biến, chúng ta có thể rửa sạch ba kích để ráo nước, tiến hành bóc lõi bỏ đi, chỉ lấy lại phần thịt của củ sau đó ngâm rượu. Các bạn bắt buộc phải lưu ý rằng, trước khi ngâm rượu, cần rửa sạch ba kích để ráo hết hẳn nước. Nếu là ba kích tươi, dùng dao khía vào phần thịt củ ba kích để lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thị và buộc phải rút bỏ lõi chỉ lấy phần thịt.
    • Củ ba kích có 2 loại: ba kích trắng và ba kích tím. Mặc dù nhìn bề ngoài, cả hai loại đều có màu ngà vàng, nhưng khi ngâm rượu, ba kích tím sẽ làm rượu chuyển màu tím sẫm.Còn ba kích trắng thì không. Theo đánh giá, ba kích tím tốt hơn ba kích trắng.
    • Cần phân biệt cẩn thận ba kích ta với ba kích Trung Quốc vì ba kích khô nhập từ Trung Quốc khá nhiều, hình thức rất đẹp, củ đã được rút lõi mà không hề bị dập nát, nhưng dược liệu có thể đã bị rút sạch.

    [​IMG]

    Cách nhận biết ba kích tím

    • Ba kích tím màu vỏ củ ba kích có màu vàng sậm, còn ba kích trắng có màu vàng nhạt.
    • Ba kích tím khi còn tươi vỏ có màu vàng nhạt, ruột ba kích sẽ có màu trong và nhìn kỹ có có sắc tím.
    • Khi lấy ngón tay cạo nhẹ lớp vỏ sẽ thấy ruột củ ba kích sẽ có sắc tím. Đó là ba kích tím chuẩn.

    [​IMG]

    Ba kích tím rừng
    Cách ngâm rượu ba kích

    Cách ngâm rượu ba kích rất đơn giản và rất dễ để có được một bình rượu ba kích bồi bổ sức khỏe.
    • Trước khi ngâm rượu, cần rửa sạch ba kích để ráo hết hẳn nước. Nếu là ba kích tươi, dùng dao khía vào phần thịt củ ba kích để lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thị và buộc phải rút bỏ lõi chỉ lấy phần thịt.
    • Cho thịt ba kích vào bình chứa rồi đổ rượu lên(thông thường, với rượu nếp quê chuẩn từ 47-52 độ thì cứ 2 kg ba kích tươi hoặc 0,5 kg ba kích khô thì ngâm với 10 lít rượu. Một số nơi thường ngâm 1 Kg ba kích tươi sau khi tách bỏ lõi với từ 2 – 4 lít rượu trắng.)
    Lưu ý : Hầu hết các vị thuốc thường ngâm rượu với nồng độ 40 độ. Nhưng với rượu ba kích, rượu phải đạt nồng độ 45-47 độ mới có thể chiết xuất được tối đa dược chất.
    • Sau khi ngâm được 15 ngày là có thể sử dụng. Nhưng tốt hơn hết cứ để tầm 180 ngày, màu sắc Rượu Ba Kích sẽ đậm và óng ánh hơn.
    • Rượu khá đặc nên khi sử dụng cần pha loãng với nước lọc.
    • Khi rót ly rượu ba kích tỏa hương thơm, đó là mùi hương từ tinh dầu của ba kích.

    [​IMG]

    Rượu ba kích nên dùng trong bữa ăn trưa hoặc tối, mỗi bữa chỉ nên uống từ 1 đến 2 ly nhỏ.