Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Vì ở người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, bệnh sỏi mật, cơ xương khớp… Bên cạnh đó, trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập, có thể sinh ra tự kỷ,… Vì vậy các bà mẹ cần quan tâm và tìm hiểu cách ngăn ngừa béo phì ở trẻ để có thể chăm sóc con cái phát triển tốt nhất Có chế độ ăn uống lạnh mạnh Để có thể tạo điều kiện và mang đến cho trẻ sự phát triển hoàn hảo nhất, trước hết bạn cần thiết lập và tạo cho trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh, đơn giản chỉ cần thay đổi cho trẻ một vài thói quen nhỏ trong cách ăn uống hàng ngày như: + Phải tập cho trẻ làm quen với nhiều loại rau xanh bằng nhiều cách, đặc biệt là phải thường xuyên bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ nhiều loại thực phẩm xanh, trái cây và hoa quả mang nhiều màu sắc. + Nên ăn nhiều sản phẩm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt để tránh béo phì ở trẻ em. + Cho trẻ ăn hoặc uống nhiều loại sữa để hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tuy nhiên để tốt hơn hết cho quá trình cân bằng dinh dưỡng, các mẹ nên chọn những loại thực phẩm sữa ít béo. + Lựa chọn và bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ các loại thực phẩm nhiều chất đạm như: Thịt nạc heo, cá, thịt gia cầm và các loại đậu. + Thường xuyên thay đổi và kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là nên điều chỉnh khẩu phần ăn thích hợp. Nên khuyến khích và tạo cho bé có thói quen uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là cho trẻ uống nhiều loại nước ép trái cây và hoa quả các loại, hạn chế cho trẻ uống nhiều loại thức uống chứa nhiều đường, ga hay chất béo bão hòa. Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động Phụ huynh cần tạo điều kiện cho trẻ tập thể dục, chơi thể thao khoảng 30 phút rồi tăng dần lên 60 phút mỗi ngày và ít nhất 4-5 lần mỗi tuần. Nên tập các môn dùng sức trung bình và kéo dài như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, chạy bộ chậm, chơi bóng… + Giúp xương chắc khỏe, cơ thể dẻo dai và săn chắc hơn. + Giúp con tự tin hơn. + Tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, giúp cải thiện sức khỏe và tốt cho sự phát triển bình thường của cơ thể. + Đặc biệt là hỗ trợ rất tốt cho việc kiểm soát cân nặng của trẻ. Tập thói quen năng động trong mọi hoạt động của trẻ như đi thang bộ thay vì thang máy; đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ nếu có thể; phụ giúp cha mẹ làm việc nhà như quét nhà, lau nhà, tự dọn dẹp phòng riêng, chăm sóc vườn cây. Như vậy có thể khiến trẻ hứng thú, vui vẻ và ngăn chặn được béo phì ở trẻ. Thời lượng tập thể dục cho từng lứa tuổi thay đổi theo từng trẻ. Bé 1-3 tuổi mỗi ngày dành 90 phút dành cho hoạt động thể lực có định hướng và 60 phút chơi tự do. Trẻ 4-6 tuổi phải có 60 phút dành cho hoạt động thể lực có định hướng và 60 phút chơi tự do. Có thể chia nhỏ ra thành những đợt tập thể dục 15 phút. Không để bé nằm, ngồi yên quá một giờ trừ khi ngủ, tối đa là 2 giờ. Một trong những cách hạn chế trẻ ngồi hay nằm yên là kiểm soát thời gian của bé trước màn hình tivi, vi tính, video game, đọc truyện. Hiện tượng trẻ béo phì ngày càng nhiều nên các bà mẹ cần đặc biệt chú ý tới các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em, biểu hiện trẻ béo phì để có cách ngăn ngừa béo phì ở trẻ em tốt nhất.