Ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Thay vì khiến rác thải phá hủy dần môi trường của chúng ta, hãy biến rác thải sẽ trở thành nguồn tài nguyên tái chế phục vụ cho cuộc sống của con người nếu quy trình thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải được thực hiện một cách khoa học và triệt để. Hãy cùng mình chia sẻ từ việc làm nhỏ nhất, đó là Cách phân loại rác – vì một môi trường xanh cho tất cả chúng ta nhé! Cách phân loại rác – vì một môi trường xanh Bảng phân loại rác thải được tổng hợp bởi ALPHA Hà Nội Phân loại rác thảiKhái niệmNguồn gốcVí dụRác hữu cơRác hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể đưa vào tái chế để đưa vào sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật.– Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người. – Phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng cho con người. – Các loại hoa, lá cây, cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường.– Các loại rau, củ quả đã bị hư, thối… – Cơm/ canh/ thức ăn còn thừa hoặc bị thiu…. Các loại bã chè, bã cafe – Cỏ cây bị xén/ chặt bỏ, hoa rụng….Rác vô cơRác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải– Các loại vật liệu xây dựng không thẻ sử dụng hoặc đã qua sử dụng và được bỏ đi. – Các loại bao bì bọc bên ngoài hộp/ chai thực phẩm. – Các loại túi nilong được bỏ đi sau khi con người dùng đựng thực phẩm – Một số loại vật dụng/ thiết bị trong đời sống hàng ngày của con người.– Gạch/ đá, đồ sành/ sứ vỡ hoặc không còn giá trị sử dụng. – Ly/ cốc/ bình thủy tinh vỡ… – Các loại vỏ sò/ ốc, vỏ trứng… – Đồ da, đồ cao su, đồng hồ hỏng, băng đĩa nhạc, radio… không thể sử dụng.Rác tái chếRác vô cơ là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người.– Các loại giấy thải – Các loại hộp/ chai/ vỏ lon thực phẩm bỏ đi– Thùng carton, sách báo cũ. – Hộp giấy, bì thư, bưu thiếp đã qua sử dụng – Các loại vỏ lon nước ngọt/ lon bia/ vỏ hộp trà…. – Các loại ghế nhựa, thau/ chậu nhựa, quần áo và vải cũ….Tại các khu công cộng như công viên, bệnh viện, trường học, khu công nghiệp…. hãy bỏ rác vào 2 ngăn của những chiếc thùng rác nhựa cố định với 1 ngăn chứa rác vô cơ – một ngăn chứa rác hữu cơ theo bảng hướng dẫn trên nhé. Tại mỗi hộ gia đình đều nên phải có các loại túi đựng rác để phân loại rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế riêng biệt. Từ đó các công tác thu gom vận chuyển cũng phân loại ngay để xử lý. Khi đó, rác hữu cơ thì tái sản xuất thành phân bón, còn rác vô cơ sản xuất thành hạt nhựa hoặc có thể đốt để thu hồi nhiệt lượng…