Cách sử dụng Hàm ISNA – hàm ISNA và vlookup

  1. Tác giả: LTTK CTV26
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    [​IMG]

    Cách sử dụng Hàm ISNA – hàm ISNA và vlookup

    Rất nhiều bạn download file của các cao thủ trên mạng về và thấy có hàm ISNA thường được kết hợp với hàm vlookup hay IF. Không hiểu hàm này dùng để làm gì nhỉ? Ý nghĩa của hàm ISNA là gì…. rất nhiều câu hỏi liên quan tới hàm này.
    Thông qua bài viết này, Ad sẽ chia sẻ với các bạn cú pháp cũng như cách sử dụng hàm.
    1. Hàm ISNA là gì?
    Đơn giản thôi, hàm ISNA là hàm giúp phân biệt giá trị đó có phải là #N/A hay không.
    2. Cú pháp hàm ISNA
    = ISNA (Giá trị)
    Chỉ có 2 kết quả trả về khi sử dụng hàm isna đó là:
    – TRUE: Nếu “Giá trị” = #N/A
    – FALSE: Nếu “Giá trị” <> #N/A
    Lưu ý: Ký hiệu “<>” trong excel được hiểu là “Khác” nhé các bạn
    3. Cách dùng hàm ISNA/ Hướng dẫn sử dụng hàm ISNA

    Hàm ISNA thường được sử dụng kết hợp với hàm vlookup. Lý do vì sao vậy?
    Đó là bởi vì khi sử dụng hàm vlookup thì việc không tìm thấy giá trị tìm kiếm trong vùng tìm kiếm thường xuyên diễn ra. Và kết quả của hàm vlookup đó là: “#N/A”.
    Khi đó ta sử dụng hàm ISNA kết hợp với hàm IF kết hợp với kết quả thu được của hàm VLookup để loại bỏ những ô nào chứa giá trị #N/A. Và kết quả là ta được một file báo cáo đẹp và chuyên nghiệp.

    Hàm ISNA và vlookup
    Ta hãy cùng xem hình ảnh dưới đây để thấy rõ được sự khác biệt giữa việc sử dụng hàm vlookup đơn thuần và việc sử dụng hàm vlookup kết hợp hàm ISNA + IF nhé.

    [​IMG]

    Như trong ví dụ ở hình trên, Ad muốn mỗi khi hàm vlookup không tìm MÃ SV trong vùng tìm kiếm sẽ trả về giá trị “NO”: Ad sẽ kết hợp thêm cả hàm IF và ISNA để làm được việc trên.
    Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn vận dụng hàm excel tốt hơn.