Chào các mẹ. Thời tiết miền Bắc vào mùa đông đổi gió liên tục. Đó là nguyên nhân vì sao chúng ta luôn trong tình trạng mệt mỏi vì bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi dài ngày, đặc biệt là các cục cưng của chúng ta phải không nào? Bé nhà mình cũng vậy đấy các mẹ ạ, nhiều lúc nhìn con ho đỏ cả mặt mũi mà thấy tội. Nhưng thật may khi mình được một người bà con mách cho một số Cách trị ho cho bé cực kì hiệu quả và an toàn. Áp dụng chỉ trong 3-5 ngày là bé khỏi tẩn ngẩn luôn. Nhân đây, mình xin chia sẻ cho các mẹ Cách trị ho cho bé cực kì hiệu quả và an toàn nhé. Mình mong giúp ích được cho các mẹ phần nào kinh nghiệm hay chăm sóc sức khỏe cho bé yêu. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh ho ở trẻ? Ho là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho và một trong số đó là do thay đổi thời tiết. Vào mùa lạnh, các bé dễ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Các bệnh này đều có chung đặc điểm như ho có đờm, ho sâu, tiếng ho khan và kèm sổ mũi. Các bé còn có thể cũng bị ho vì bé đi ngủ ngay sau khi ăn uống hoặc do ban ngày con trẻ chạy nhảy, vui đùa quá nhiều. Với các bé bị ho về đêm, hoặc ho lúc ngủ trưa, sặc từng cơn, dẫn đến nôn trớ, theo bác sĩ Ngô Ngọc Liễn – Viện Tai mũi họng Trung ương cho biết, đây là triệu chứng của ho ngang. Các mẹ ạ, ho “ngang” thường xảy ra với các bé hay ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ, gây ứ, trướng dạ dầy. Sau một thời gian dài ăn uống đêm liên tục, các cơ của bé suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo đều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản, gây ho sặc từng cơn, làm cho bé rất khó chịu và quấy khóc. Có các loại bệnh ho nào? Ho có nhiều nguyên nhân. Khi khám một trẻ bị ho, bác sĩ phải hỏi đặc tính của cơn ho, nếu được nghe trẻ ho càng tốt. Nhìn cách thở của trẻ cũng giúp bác sĩ chẩn đoán được trẻ ho vì bệnh gì. Có nhiều loại ho: – Ho khan: Là ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm mũi họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi ho trẻ dễ bị nôn trớ nên dễ gây mệt mỏi, chán ăn. – Ho có đờm: Là khi ho trẻ thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Cha mẹ có thể nhận thấy trẻ có đờm khi bé ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở. – Trẻ bị ho sù sụ: đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh này xảy ra do dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ hoặc là do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên. Bệnh thường hay phát về đêm và dễ nhận thấy khi nghe tiếng thở của bé khò khè, thở lớn. Thường do nhiễm trùng hay do sưng phần trên của đường hô hấp. Đa số các trường hợp ho này là do bệnh bạch hầu thanh quản, một dạng bệnh nhiễm trùng thanh quản và khí quản. – Ho lâu ngày: là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa. – Ho khò khè: Trẻ bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Chứng bệnh này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp dưới bị cản bởi vật thể lạ hay do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi. Vậy làm thế nào để phòng bệnh ho cho bé? Để phòng tránh bệnh ho tốt nhất cho bé cần: + Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, nhà ở phải thoáng mát. + Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vấn đề rửa tay. + Tránh để bé tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm do khói xe cộ, khói thuốc lá và bụi bặm. + Cần tiêm vaccine cho trẻ để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm, sởi… – Nếu bé bị ho được chăm sóc tại nhà, cần bảo đảm các chế độ dinh dưỡng. Đối với bé còn bú mẹ, nên tiếp tục cho bé bú, không nên ngừng. – Với bé trên 1 tuổi, nâng đầu giường (đầu cũi) của bé với vài quyển sách. Có thể kê thêm gối cho bé. Với bé dưới 1 tuổi, không được kê cao đầu của bé. – Đối với bé dưới 5 tuổi, cần chú ý thêm vệ sinh mũi-họng, phát hiện dấu hiệu bé khó thở như có nhịp thở nhanh, có triệu chứng rút lõm lồng ngực, có tiếng thở rít và tiếng thở khò khè. – Dùng máy tạo độ ẩm cho phòng của bé. Hoặc có thể đun một ấm nước sôi trong phòng ngủ của bé vài phút. Nhớ mở nắp ấm. Tránh cho bé lại gần ấm nước. Không đun nước khi không có người lớn canh chừng. Hơi nước khiến không khí không bị khô, giúp bé dễ thở, thông đờm dãi. – Nhỏ vào mặt sau của gối hoặc khăn trải cũi giọt tinh dầu thơm (loại dành cho bé) cũng giúp bé dễ thở. Hoặc nhỏ tinh dầu vào khăn mùi xoa rồi đặt khăn dưới đệm của bé. – Nên giữ ấm cho trẻ. Ðề phòng những cơn lạnh đột ngột. – Bé khó thích ứng với không khí bên ngoài, chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể cũng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải tùy theo thời tiết mà mặc thêm quần áo cho bé. Máy điều hòa nhiệt độ không nên mở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chệnh lệnh quá 5 độ C. – Khi bé có đờm mà không khạc ra được, cha mẹ bế cho bé cúi đầu xuống đầu gối của mình, sau đó vỗ nhẹ sau lưng bé, để cho đờm ra. Cách trị ho cho bé cực kì hiệu quả và an toàn Các mẹ hoàn toàn có thể trị ho cho bé bằng một trong những cách trị ho cho bé cực kì hiệu quả và an toàn dưới đây: – Cách 1: Sau khi thức dậy vào buổi sáng, các mẹ cho bé đánh răng, rửa mặt xong, lấy 01 thìa cà phê mật ongcho bé uống rất tốt, mỗi ngày 01 lần cho đến khi bé lành ho. Cách này chỉ áp dụng với bé trên 1 tuổi các mẹ nhé vì bé dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong. – Cách 2: Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày. – Cách 3: Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh. – Cách 4: Lá hẹ, ta lấy 10- 15 lá hẹ đem xay nhuyễn, bỏ vào bát sứ, thêm một ít đường phèn đem chưng cách thủy cỡ 15 phút đưa ra cho bé uống mỗi lần 2 thía cà phê, ngày uống 3-4 lần. – Cách 5: Hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 15g, đường phèn. Cho tất cả ba loại vào bát sứ cho vào ít nước lọc hấp cách thủy 10-15 phút. Sau đó cho uồng mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê, ngày 3 lần. – Cách 6: Hạt chanh xay nhuyễn hòa mật ong, thêm một ít nước lọc, khi cơm sôi vừa cạn ta hấp vào cho tới khi cơm chín là đủ, lấy ra cho bé uống mỗi lần 2-3 thìa cà phê, cứ nhứ thế ngày uống 3 lần cho đến khi bé khỏi bệnh. Lưu ý với các mẹ: – Khi bé bị ho, không nên cho bé uống thuốc ho của người lớn vì thuốc ho của người lớn thường có chất á phiện, rất nguy hiểm cho bé. – Nếu bé bị ho ngày càng nặng và kéo dài trong nhiều ngày thì bạn nên cho bé đi gặp bác sĩ nhé. Trên đây, mình đã chia sẻ một số hiểu biết về bệnh ho và một số Cách trị ho cho bé cực kì hiệu quả và an toàn. Mình đã áp dụng thành công cho bé nhà mình và hi vọng các mẹ sẽ yên tâm hơn khi sử dụng Cách trị ho cho bé cực kì hiệu quả và an toàn mỗi khi bé bị ho nhé. Chúc các bạn thành công!