Bệnh sỏi thận là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh có tỷ lệ tái phát rất cao nếu người bệnh không chữa trị bệnh kịp thời hoặc không ăn uống,sinh hoạt không tốt, không lành cho cơ thể. Hiểu biết về bệnh sỏi thận giúp chúng ta phòng bệnh cũng như đối mặt với bệnh một cách khoa học. Bệnh sỏi thận là gì? Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận được hình thành như thế nào? Sỏi trong thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Nguy hại của sỏi thận ra sao? Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu. Nhưng nếu sỏi thận lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường tiết niệu, có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận… Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận. Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận Ăn nhiều axit oxalic: Các loại rau củ quả tự nhiên như khế, me, cải bó xôi, cà chua, cà rốt… đều có chứa axit oxalic ( có thể nhận biết thực phẩm chứa axit oxalic là có vị chua, chát hoặc hơi nhẫn nơi đầu lưỡi), một loại chất dùng làm trắng bún và có thể gây sỏi thận. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến súc khỏe nhưng việc hấp thụ thường xuyên axit oxalic là nguyên nhân chính gây bệnh sỏi thận. Ăn nhiều chất cay, nóng: Ăn nhiều chất cay, nóng hóa thành thấp nhiệt, uất kết lâu ngày dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa bàng quang trì trệ không thông, hoặc do thận âm khuy tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến khí hóa của bàng quang làm cho tạp chất nước tiểu kết lại thành sỏi. Ăn quá nhiều dầu mỡ: Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi. Lười ăn sáng: Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận. Lười uống nước, uống ít nước: Ngại uống nước hoặc có uống thì không đủ lượng và đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Lười vận động: Các chuyên gia chỉ ra, nếu con người ta ít vận động, vừa không có lợi cho việc hấp thụ can-xi, khiến lượng can-xi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật. Các triệu chứng của bệnh sỏi thận là gì? Đau:Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận. Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu. Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi Sốt:Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp. Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn. Có nhiều trường hợp bệnh nhân không thấy đau, chỉ khi sỏi to lên mới gây đau không chịu nổi, hoặc tình cờ khám một bệnh nào đó mới phát hiện là mình có sỏi. Cách điều trị bệnh sỏi thận Với sỏi nhỏ: Chữa sỏi thận bằng râu ngô hoặc thuốc nam: Có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài. Chữa sỏi thận bằng dứa: Với đặc tính riêng biệt dứa rất có ích lợi trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi mật. Người bệnh có thể uống sinh tốt dứa mỗi ngày để loại dần sỏi thận. Tìu cơ địa mỗi người mà thời gian khỏi bệnh nhanh hay lâu. Chữa sỏi thận bằng cây râu mèo ( bông bạc): Râu mèo có tác dụng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu. Hoạt chất trong cỏ râu mèo có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó có thể phòng ngừa sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Nước sắc cỏ râu mèo còn có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat từ đó làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Khi đã có râu mèo, bạn hãy lấy hết lá , và búp đem rửa sạch, phơi khô…hoặc có thể đến nhà thuốc đông y thuốc Nam, thuốc Bắc để mua râu mèo cho tiện. Mỗi lần dùng bạn lấy khoảng 30-50 gram râu mèo, đem nấu với ½ lít nước sôi trước khi ăn khoảng 15-20 phút nhé. Mỗi ngày uống 2 lần, uống liên tục trong 8 ngày, sau đó dừng lại nghỉ khoảng 2-4 ngày và tiếp tục uống lại đợt khác. Chữa sỏi thận bằng đu đủ: Tìm lựa những trái đu đủ xanh , cắt bỏ 2 phần đầu, lấy hết hột trong ruột ra, đem rửa sạch. Thêm một ít muối vào ruột đu đủ, sau đó đem đi chưng cách thủy. ( Có thể ăn cả vỏ đu đủ, không nên bỏ đi, nếu cảm thấy khó ăn có thể chia ra làm nhiều lần trong ngày để ăn, và nên ăn hết trong ngày, không để qua ngày hôm sau thuốc sẽ giảm tác dụng). Nếu sỏi to thì sử dụng bài thuốc này trong vong 7 đến 10 ngày bệnh sẽ giảm đi đáng kể. Nếu sỏi chưa lơn khó tha thì dừng 1-2 tháng sau mới sử dụng lại. Chỉ nên ăn đu đủ khi no bụng nhé! Đây là những bài thuốc dân gian, được áp dụng khá rộng rãi và hiệu quả. Dù là như vậy, vẫn cần có sự quan sát và theo dõi cũng như chỉ định chữa bệnh từ bác sỹ. Với sỏi quá lớn Khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi). Có cách nào phòng bệnh sỏi thận không? Cân đối thức ăn: cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin) trong khẩu phần ăn hàng ngày. Không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào. Không nên vì một lý do nào mà bỏ bữa sáng. Ăn bữa sáng cũng không mất nhiều thời gian, cũng không làm cho bạn lên cân, kể cả những bữa sáng đơn giản như sữa, bánh mỳ… thì cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh sỏi thận. Uống đủ nước mỗi ngày: Với 1 người bình thường, không vận động thể thao hay đi dưới nắng thì trung bình cứ 0,4 lít nước/ 10 kg trọng lượng cơ thể. Không uống dồn nước một lúc mà chia rải rác trong ngày. Uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Hạn chế hàm lượng cholesterol trong thực phẩm, ít ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm hàm chứa cholesterol cao,ví dụ như thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng vv. Nên ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm thấp cholesterol như: tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen… Chú ý ăn uống khoa học, sống lành mạnh. Tăng cường vận động, không nên “ngồi chờ” sỏi hình thành. Đặc biệt là dân văn phòng ngồi nhiều, làm việc khoảng 2 tiếng thì nên đứng dậy làm một số động tác thư giãn, đảm bảo một lượng vận động nhất định, thời gian vận động hàng ngày nên là khoảng 30 phút. Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay. Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể. Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngại nào của bệnh, bạn cần đến gặp bác sỹ để được hướng dẫn và điều trị. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!