Đề bài : Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” Bài làm: Nhà văn Nguyễn Thành Long( 1925-1991), quê ở huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. Ông có rất nhiều tác phẩm hay ở các thể loại truyện, bút ký, thơ và cả phê bình văn học. Tiêu biểu trong đó phải kể đến truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”, được ra đời trong chuyến đi công tác Lào Cai của ông. Câu truyện làm nổi bật lên vẻ đẹp bình dị của những con người với những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu. Và nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc. Hình ảnh anh thanh niên trong câu truyện được khắc họa đậm nét, rõ rệt trong từng trang viết. Anh là một người yêu nghề, yêu công việc mình đang làm. Anh làm với một tấm lòng nhiệt huyết đam mê, không quản ngại khó khăn để hoàn thành công việc được giao. Anh sống bình lặng và giản dị “ một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bể chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.” Cuộc sống của anh hiện lên có một chút gì đó vô cùng tẻ nhạt và buồn chán. Anh là một thanh niên, người đang còn trẻ, ở độ tuổi sung sức, cần một cuộc sống tươi vui, mới mẻ, nhưng anh lại sẵn sàng cống hiển tuổi xuân của mình vì công việc. Cuộc sống của anh buồn tẻ đến mức, bác lái xe còn gọi anh là “ người cô độc nhất thế gian”. Cô độc như vậy nhưng anh luôn có một tình yêu với nghề sâu sắc và làm việc với một sự nhiệt huyết vô cùng. Đức tình này của anh thật đáng quý. Anh yêu nghề đến mức tâm sự với mọi người rằng “ công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất”. Có lẽ đối với anh, công việc chính là tình yêu, là lẽ sống. Niềm vui của anh là ở những trang sách, ở công việc anh đang làm. Anh chính là tấm gương đáng để những người trẻ hiện nay cần noi theo, đó là phải luôn yêu công việc mình đang làm, và làm việc với một tâm thế tràn đầy nhiệt huyết, không ngại khó khăn. Chắc hẳn khi đọc đến một người thanh niên như vậy, chúng ta đang hình dung ra một người sống chỉ biết công việc, ngại giao tiếp với mọi người. Nhưng không, anh lại rất “ thèm người”. Anh rất hiếu khách, nhiệt tình mỗi khi có người đến chơi. Anh vui vẻ tiếp đón, kể cho họ nghe về cuộc sống, về con người và nét đẹp của vùng đất Sa Pa, nơi mà anh đang sống và làm việc. Chính những điều này làm cho hai nhân vật là ông họa sỹ và cô kỹ sư trẻ thêm phần yêu quý anh, dành cho anh tình cảm đặc biệt. Anh còn tặng hoa cho cô kỹ sư và gói trà cho ông họa sỹ già. Hành động quan tâm, chia sẻ với người khác của anh, khiến cho người đọc một lần nữa cảm thấy ngưỡng mộ và khâm phục. Và dù là con người đáng quý như vậy, nhưng anh lại rất khiêm tốn. Anh đang làm một công việc có những đóng góp quan trọng cho đất nước, nhưng anh lại cảm thấy điều đó là bình thường. Anh thấy mình thật nhỏ bé so với những người khác. Vì vậy, khi ông họa sỹ già muốn phác thảo chân dung anh vào cuốn sổ tay, anh ngượng ngùng và khiêm tốn nói rằng: “ không không, bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người đáng vẽ hơn.” Anh thanh niên yêu công việc, nhiệt huyết với công việc, ngày đêm thầm lặng cống hiến cho đất nước nhưng lại khiêm tốn như vậy đấy. Đức tính này của anh thật đáng quý, đây là một đức tình cần có ở thế hệ trẻ, nhưng không phải ai cũng như vậy. Bằng giọng văn nhẹ nhàng trữ tình, những trang viết mộc mạc chân thực, Nguyễn Thành Long đã khiến cho người đọc cảm thấy thổn thức, nhớ nhung sau từng trang viết. Và qua nhân vật anh thanh niên ấy, có lẽ tác giả muốn gửi gắm đến người đọc về một cuộc sống tươi đẹp, nơi có những con người vẫn đang thầm lặng hy sinh, cần mẫn làm việc để chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn.