Mở bài Việt Bắc được viết ra như tiếng hát của mối tình tha thiết và là sợ dây gắn kết giữa đồng bào vùng kháng chiến với các đồng chí cách mạng. Việt Bắc hấp dẫn người đọc không chỉ bởi nội dung sâu sắc mà còn bởi giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ Tố Hữu. Thân bài Việt Bắc là bài ca ân tình được viết bằng giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết. Bài thơ tái hiện cuộc chia tay giữa những người kháng chiến nhưng tác giả lại dùng lời của những người yêu nhau để giải bày tâm sự về sử dụng lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao, dân ca. Mở đầu là cuộc chia tay của những người đã gắn bó với nhau bền lâu: người dân Việt Bắc và những người kháng chiến. Người ở lại (người dân Việt Bắc): nhắc lại những kỉ niệm gắn bó, cội nguồn của nghĩa tình trong suốt 15 năm kháng chiến “ Mình về mình có nhớ ta; 15 năm ấy thiết tha mặn nồng”, Người ở lại như rất nhạy cảm trước sự thay đổi của hoàn cảnh. Người ra đi – (các đồng chí cách mạng): mang trong mình nỗi nhớ khôn nguôi “Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi”. Người đi kẻ ở đều mang trong mình một mối Ân Tình Sâu Nặng Khó Phai “nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”. Tác giả sử dụng cặp đại từ nhân xưng”mình-ta” một cách sáng tạo, Tài tình. đó chính là sự chuyển hóa đa nghĩa tạo nên sự thống nhất giữa người đi – Kẻ ở, Giữa mình và ta( mình và ta vừa trí người cán bộ cách mạng lại vừa chỉ người Việt Bắc, hay mà là một, một mà là hai). Mình về mình có nhớ ta (mình: cán bộ cách mạng,ta: người Việt Bắc). Ta về mình có nhớ ta (ta: cán bộ cách mạng,mình: người Việt Bắc). Mình đi, mình lại nhớ mình (từ “mình” Thứ ba vừa là người cán bộ cách mạng vừa là người Việt Bắc). Sau khúc dạo đầu, tác giả đã nhắc đến hàng loạt kỷ Niệm đây nhớ tên giữa ta và mình, mình và ta, những kỷ niệm “ từ khi kháng chiến Nhật, thuở còn Việt Minh” ấy đang dọn hiện về bằng giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết. Kỷ niệm gắn liền với nỗi nhớ, bài thơ là một nỗi nhớ da diết từ nhớ cảnh đến nhớ người, nhớ nghĩa tình cách mạng (chú ý từ nhớ được nhắc đi nhắc lại tới 35 lần). đây chính là sự rung động, tình cảm chân thật, thắm thiết của nhà thơ với cuộc sống và con người Việt Bắc. Việt Bắc con là bài thơ giàu tính dân tộc. Nhà thơ đã phát huy được những thế mạnh của thể thơ lục bát truyền thống. với kết cấu của lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong tình yêu của ca dao, dân ca tạo nên sự uyển chuyển trong từng câu từng chữ khiến cho người đọc cảm thấy dễ nhớ dễ thuộc và không nhàm chán. Ngôn ngữ thơ giản dị, câu từ trong sáng gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân nhưng cũng giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh kết hợp với nghệ thuật tu từ tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ. (chú ý cặp đại từ nhân xưng “ta, mình”, nghệ thuật sử dụng điệp từ “nhớ”, các hình ảnh so sánh, hoán dụ…) Kết luận Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ Tố Hữu. Bài thơ là một thành công của Tố Hữu trong việc biểu hiện nghĩa tình cách mạng. có được thành công đó chính là nhờ vào giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết về Nghệ thuật Biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ ông.