Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh

    Bài làm:
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Những gì mà người làm được cho dân cho nước, là tấm gương sáng mãi, là người cha già của cả dân tộc. Nhưng không chỉ có thể, Bác Hồ còn là một nhà văn học tài hoa. Người đã để lại cho nền văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm có giá trị, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phong phú của nền văn học nước nhà. Trong số đó phải kể đến Nguyên tiêu, hay còn gọi là Rằm tháng Giêng. Tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của nước ta.
    Nguyên tiêu nằm trong chùm thơ chữ Hán của Bác Hồ, viết trong chín năm kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Vào thời điểm khi cả nước đang hân hoan với chiến thắng Việt Bắc 1947-1948, bài thơ xuất hiện trên báo “ Cứu quốc”, như một ngọn lửa tiếp thêm sức mạnh cho toàn thể quân và dân ta.
    Bài thơ có tiếng Hán là Nguyên tiêu, được Xuân Thủy dịch là Rằm tháng Giêng, chuyển sang thể thơ lục bát để nhịp nhàng, uyển chuyển hơn bài thơ. Dịch giả Xuân Thủy đã khiến cho người đọc cảm thấy như đang ở trong khung cảnh lãng mạn, giữa sông nước mênh mông tràn đầy ánh trăng, ánh trăng của ngày rằm tháng giêng. Câu thơ mở đầu bài thơ hiện lên một hình ảnh mùa xuân thật đẹp và trự tình:
    Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
    Dịch: Rằm xuân lồng lộng trăng soi.
    Đọc câu thơ, chúng ta cảm nhận rõ nét hình ảnh đêm trăng rằm tháng giêng, đêm trăng đẹp nhất trong năm. Ánh trăng mang hơi thở của mùa xuân tươi mới. Người đọc như chìm vào không khí mùa xuân, vị xuân nồng nàn trong cơ thể. Từ láy “ lồng lộng” được đảo lên để cho ta thấy cái rộng lớn, bao la của đêm trăng ngày rằm tháng riêng. Bác Hồ thật tinh tế khi nhận ra vẻ đẹp đêm trăng đó.
    Đến câu thơ thứ hai, câu thơ toát lên thần thái của mùa xuân:

    Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
    Dịch: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
    Câu thơ khiến người đọc có cảm giác ánh trăng ngày xuân bao trùm lên không gian nơi đây. Cảnh vật mùa xuân giao thoa giữa đất- nước- trời thật hữu tình. Ở câu thơ này, ta thấy mùa xuân hiện lên rõ rệt, chân thực hơn bao giờ hết. Thiên nhiên trong thơ của Bác có thần thái, nên thơ. Cách sử dụng điệp từ “ xuân” giúp ta nhìn rõ được một không gian rợn ngợp đầy sắc xuân.
    Qua hai câu thơ đầu, ta mới thấy hình ảnh của mùa xuân nhưng chưa hề thấy xuất hiện hình ảnh của con người. Nhưng đến câu thơ thứ ba, ta nhận ra hình ảnh của Bác:

    Giữa dòng bàn bạc việc quân
    Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
    Khi đọc hai câu thơ trên, khung cảnh đêm trăng ngày rằm được miêu tả đẹp quá, rực rỡ quá khiến ta tưởng rằng Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng thật ra không phải vậy, Bác đang ngắm trăng giữa dòng nước. Bác cùng với các chiến sĩ đang bàn bạc việ quên ở trên thuyền. Và có thể thấy, dù công việc bộn bề, nhưng tình yêu thiên nhiên, sự lạc quan yêu đời của Bác vẫn luôn hiện hữu, khiến Bác nảy ra những vần thơ hay.
    Đến câu thơ cuối, hình ảnh con thuyền có lẽ chính là phép ẩn dụ về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền rực rỡ ánh trăng ngân, sáng lấp lánh báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn xa.
    Thật vậy, Rằm tháng Giêng thực sự là một áng tuyệt bút về ngày rằm, về khung cảnh đêm trăng mùa xuân. Cùng với đó là tinh thần yêu nước nồng nàn của Bác Hồ cũng như của toàn dân tộc, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn lạc quan, mong chờ ngày chiến thắng.