Cảm nhận về bức tranh ngày xuân trong đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài : Cảm nhận về bức tranh ngày xuân trong đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

    Bài làm:
    Đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820) là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông từng được tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới, và được người dân Việt Nam kính trọng tôn xưng là Đại thi hào dân tộc. Ông có rất nhiều tác phẩm để cho đời sau ngưỡng mộ, nhưng Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất, được xem là một kiệt tác văn học. Tác phẩm không chỉ là tiêu nổi bật của riêng ông, mà còn là một trong những thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam. Trong đó, đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” nằm ở phần đầu của tác phẩm, là một bức tranh ngày xuân tươi mới và tràn đầy sức sống.
    Trong bốn mùa quanh năm thì mùa xuân luôn là cảm hứng thi ca bất tận đối với các tác giả. Với Đại thi hào Nguyễn Du thì mùa xuân gắn với con người, với những ngày lễ truyền thống của cả dân tộc. Những câu thơ đầu vang lên với chất liệu ngôn ngữ mượt mà, một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp khi xuân về:

    Ngày xuân con én đưa thoi
    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
    Cỏ non xanh rợn chân trời
    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa…
    Hai câu thơ đầu hiện lên với một khung cảnh mùa xuân hữu sắc, hữu tình, nên thơ. Đất trời mùa xuân rộng lớn được diễn tả một cách tinh tế. “ Con én đưa thoi” chính là dấu hiệu mùa xuân đang về, mùa xuẩ sự ấm áp và niềm vui. Tác giả sử dụng từ “ đưa thoi” gợi cho người đọc liên tưởng đến một bầu trời tràn ngập cánh én bay, nhưng cũng cảm thấy thời gian trôi đi quá nhanh. Thời gian cùng mùa xuân của tuổi trẻ trôi đi quá nhanh, khiến người ta thấy chông chênh vì sự việc đó.
    Nhưng bức họa tuyệt đẹp của mùa xuân lại thể hiện rõ nét hơn ở hai câu thơ tiếp theo. Nguyễn Du làm thơ mà như vẽ tranh, vẽ lên trên từng câu thơ một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời. Bằng nghệ thuật điểm xuyết chấm phá khiến cho câu thơ trở nên mềm mại, căng tràn sức sống. Cỏ non xanh mơn mởn tạo nên sự tươi mới của khung cảnh mùa xuân. Điểm xuyết trên nền xanh của cây cỏ, của đất trời là một vài bông hoa trắng tinh khiết. Sự điểm xuyết này làm cho cả bài thơ bừng lên một sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt. Chỉ với bốn câu thơ đó thôi, nhưng Nguyễn Du đã như một người nghệ sĩ tài ba, vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp giữa đất trời.
    Ở những câu thơ tiếp theo, không gian, hơi thở của mùa xuân như tươi đẹp, rộn rã hơn với lễ hội tảo mộ tháng ba:

    Thanh minh trong tiết tháng ba
    Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
    Không khí của mùa xuân thật vui tươi, phấn khởi với lễ hội tảo mộ. Khiến cho người đọc cảm thấy như mình cũng hiện lên trong ngày xuân ấy. Và hình ảnh con người cũng hiện lên để tô điểm cho ngày lễ hội xuân đó:

    Dập dìu tài tử giai nhân
    Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
    Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc, cũng là dịp để tài tử giai nhân được chia sẻ những nối niềm thầm kín, giúp cho tình yêu đơm hoa kết trái. Vào ngày xuân, trai gái, già trẻ nô nức đi hội, hình ảnh ngựa xe, áo quần gợi nên sự nhộn nhịp, tấp nập đó. Hàng loạt hình ảnh có tính chất gợi tình, tả cảnh khiến cho người đọc cũng cảm thấy xốn xang.
    Và chắc hẳn khi đi lễ hội, dù trong không khí vui tươi nhưng mỗi người cũng không thể quên đi những phong tục tập quán và những việc phải làm vào ngày lễ tảo mộ.

    Ngổn ngang gò đống kéo lên
    Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
    Hình ảnh vàng, tro, tiền giấy, chân chất, mộc mạc, thể hiện tấm lòng thành kính của mỗi người khi đi tảo mộ. Người ta dâng đến tổ tiên, người đã khuất với một sự biết ơn chân thành nhất.
    Vậy nhưng đến những câu thơ cuối, cảnh vật bỗng nhiên trở nên buồn bã và đìu hiu hơn:

    Tà tà bóng ngả về tây
    Chị em thơ thẩn dang tay ra về
    Bước dần theo ngọn phong khê
    Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
    Những câu thơ trở nên nhẹ nhàng, trẩm bổng, khiến cho tâm trạng người đọc trở nên buồn rầu hơn. Tác giả sử dụng từ láy tà tà, gợi nên thời gian xế chiều đã đến, khiến cho không gian xung quanh trở nên yên tĩnh, ảm đạm hơn trước. Những bước chân thơ thẩn ra về, cảm giác như có nỗi buồn nào đó trong tâm trạng mỗi người. Tâm trạng của con người không tốt, khiến cho cảnh sắc thiên nhiên cũng trở nên u buồn hơn.
    Qua những phân tích trên, có thể nói Nguyễn Du đã vô cùng tài tình khi gieo vào lòng người đọc một bức tranh ngày xuân tươi đẹp bà tràn đầy sức sống. Ông thật sự là một họa sĩ vẽ tranh bằng chữ tài hoa, đáng để đời sau khâm phục và ngưỡng mộ.