Đề bài: Nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã để lại cho người đọc những ấn tượng thật đẹp về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Em hãy phân tích nhân vật Phương Định để làm bật lên vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Liên hệ với đoạn thơ sau của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ để thấy được điểm gặp gỡ của hai tác giả. “Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…” (Trích Khoảng trời, hố bom Lâm Thị Mỹ Dạ) Gợi ý làm bài: Mở bài: Lê Minh Khuê là cây bút chuyên truyện ngắn. Ngòi bút của nahf văn có sức mạnh miêu tả tâm lí tinh tế và sắc sảo, đặc biệt là tâm lí phụ nữ. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Tác mới, được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Đây là một trong những truyện ngắn đầu tay đặc sắc của tác giả. Thân bài: Trong công việc, Phương Định rất nhanh nhẹn và tỉ mỉ cẩn thận. Cô không sợ nguy hiểm, chỉ lo bom nổ làm mình không hoàn thành nhiệm vụ. Lúc đến gần quả bom, trong trạng thái vô cùng căng thẳng, từng cảm giác trong cô dường như tinh nhạy hon và biến đổi nhanh chóng: cảm nhận không khí trên cao điểm “vắng lặng đến phát sợ”, ánh mắt của các chiến sĩ cao xạ dõi theo từng động tác, cử chỉ của cô, và lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng. Phương Định là cô gái lãng mạn, giàu cảm xúc, cô có vẻ đẹp đầy nữ tính và có chiều sâu. Cô yêu đời và rất thích hát, thích ngồi bó gối mơ màng. Phương Định là cô gái có những suy nghĩ tinh tế và sâu xa. Trong lúc ngắm cơn mưa đá bất chợt cô có những cảm xúc và suy nghĩ, những kí ức vụt về khiến cố vui và xao động. Cô là người khá kín đáo trước đám đông và tưởng như kiêu kì, cô quan tâm đến hình thức vẻ ngoài của mình. Cô có sở thích là ngắm mình trong gương (thích nhất là ngắm đôi mắt). Là cô gái có đôi mắt đẹp, cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô thấy vui và cả tự hào, nhưng cô vẫn chưa dành tình cảm cho một ai. Phương Định là cô gái thanh niên xung phong trẻ trung, xinh đẹp và có cá tính. Cô yêu mến và gắn bó với đồng đội, cảm phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên đường ra trận. Khi Nho bị thương, cô đã hét lòng chăm sóc Nho. Khi Nho phá bom, quả bom tung lên và nổ trên không; hầm Nho nấp bị sập, bị phủ đầy thuốc bom màu xám. Nho bị choáng, máu túa ra từ cánh tay, ngấm vào đất. Chị Thao thì sợ máu, lúng túng chẳng biết xử lí thế nào. Còn Phương Định đã rửa vết thương cho bạn bằng nước đun sôi, sạch tinh tươm, tiêm cho Nho và pha sữa cho cô uống. Mở rộng, liên hệ: Đoạn trích bài thơ Khoảng trời, hổ bom của Lâm Thị Mỹ Dạ cũng tập trung khắc họa hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong mở đường trên tuyến lửa Trường Sơn thời chống Mĩ. Cũng giống như các cô gái trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê, cuộc sống và công việc hàng ngày của họ hết sức nguy hiểm và gian khổ. Tuy vậy, với lòng yêu nước nồng nàn, họ đã anh dũng chiến đấu và sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc. Ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, sức tỏa sáng diệu kì của tâm hồn. Vẻ đep và ánh sáng ấy không phô trương mà như những ngôi sao xa xôi trên bầu trời phát ra thứ ánh sáng lấp lánh lạ thường. Hình ảnh nhna vật Phương Định trong những trang văn xuôi trữ tình êm mượt của Lê Minh Khuê gieo vào lòng người đọc ấn tượng khó quên về vẻ đẹp lung linh tỏa sáng của những ngôi sao xa xôi. Hình ảnh họ khiến ta nhớ đến ý thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ trong “Khoảng trời hố bom”: Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng Những vì sao ngời chói lung linh. Với cách tạo dựng khung cảnh và không khí ấn tượng, chân thật, ngôn ngữ tự nhiên giản dị, các tác giả đã thành công trong việc làm nổi bật hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, cũng chinh là những con người mang vẻ đẹp tiêu biểu đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thòi kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Kết bài: Qua nhân vật Phương Định và các cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn thật đẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh.Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻ đẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. Chính từ những nơi gian lao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam.