Cảm nhận về sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. Mở bài:
    Giới thiệu tác giả Tô Hoài, trích đoạn tác phẩm Vợ chồng A Phủ

    II. Thân bài:

    * Cảm nhận về sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ.

    – Hoàn cảnh: Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, Mị lầm lũi, cô độc. Nhìn A Phủ bị trói đứng, Mị vẫn thản nhiên, vô cảm.

    – Sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng và hành động phản kháng mạnh mẽ:

    + Một đêm, khi thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ”, Mị thức tỉnh, ý thức phản kháng nhen nhóm trong suy nghĩ của Mị:
    • Mị nhớ đến cảnh mình bị trói, cảnh người đàn bà bị trói đến chết trong quên lãng, Mị nhận ra tội ác của cha con thống lý.
    • Mị nghĩ đến thân phận “làm ma nhà thống lý” và sự nghịch lý đối với A Phủ.
    • Mị nghĩ đến cái chết của A Phủ và quyết định cứu A Phủ.
    + Hành động phán kháng mạnh mẽ, quyết liệt:
    • Mị rón rén mà quyết liệt cắt dây trói cứu A Phủ.
    • Mị chợt nhận ra “Ở đây thì chết mất” và chạy theo A Phủ, cùng A Phủ thoát khỏi kiếp nô lệ ở nhà thống lý, đến với cuộc sống tự do.
    – Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật trần thuật nửa trực tiếp.

    * Tư tưởng nhân đạo của nhà văn:

    – Thấu hiểu, đồng cảm trước số phận đau khổ của người lao động.
    – Lên án thế lực thống trị chà đạp quyền sống con người.
    – Đề cao sức sống tiềm tàng, mãnh liệt và ý thức phản kháng mạnh mẽ; thấy được khả năng cách mạng và khát vọng hướng đến cuộc sống tự do của người lao động bị áp bức.

    III. Kết bài:

    + Sức sống tiềm tàng, ý thức phản kháng mạnh mẽ của Mị thể hiện khát vọng sống và khả năng cách mạng ở người lao động. Đây là điều kiện cần để họ thức tỉnh, đến với cách mạng, tham gia đấu tranh giành lấy tự do.
    + Thể hiện rõ cảm hứng sáng tác, tư tưởng nhân đạo; tài năng nghệ thuật của nhà văn.