Cảm nhận về tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài: Cảm nhận về tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

    BÀI LÀM:
    Nổi bật và đại diện cho bao lớp phụ nữ Việt thời phong kiến là Vũ Nương – một người đàn bà có phẩm chất tốt đẹp, đáng được trân trọng và ngợi ca. Không mong ước gì cao sang, không mơ mộng được đeo ấn phong hầu khi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương chỉ mong ước duy nhất một điều là có một ngày sẽ được đoàn tụ gia đình, chồng sẽ bình an trở về và có một cuộc sống bình yên.
    Nổi tiếng là một nhà văn lỗi lạc vào thế kỷ 16, Nguyễn Dữ từng là học trò cưng của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Dữ thành công ở rất nhiều thể loại trong đó có truyện ngắn văn xuôi viết bằng chữ Hán, ông đã sáng tác được 20 mẩu chuyện hoang đường được lưu truyền trong dân gian. Nhằm phản ánh hiện thực xã hội thời bấy giờ, phê phán những thói tiêu cực và thể hiện ánh mắt nhân đạo đối với nhiều vấn đề thì “truyền kỳ mạn lục” là một tập truyện nổi tiếng hấp dẫn.
    “Chuyện người con gái Nam Xương” thể là một đoạn trích trong truyền kỳ mạn lục với nội dung chủ yếu ghi lại cuộc đời éo le, bất hạnh thảm thương của người đàn bà tên Vũ Nương có chồng đi lính trong thời loạn lạc.
    Cái bóng trong tường là mấu chốt tạo nên nỗi oan khuất của Vũ Nương
    Nguyễn Dữ miêu tả, Vũ Nương là một người đàn bà đức hạnh và nhan sắc đảm bảo công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ Việt xưa. Với một người phụ nữ như vậy, Trương Sinh đã đem lòng yêu mến nàng và xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về, gia đình sum họp. Tuy nhiên, trong thời buổi chiến tranh loạn lạc, những người đàn ông khỏe mạnh sẽ bị triệu đi lính và Trương Sinh thuộc một trong số đó. Vũ Nương với đạo làm dâu, tình nghĩa vợ chồng một mình phải phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy con cái vẫn giữ trọn vẹn và chu tất một lòng một dạ với gia đình. Chẳng bao lâu, mẹ chồng Vũ Nương qua đời, cô con dâu giữ tròn đạo hiếu, lo may chay cho bị chu tất. Nàng là một hiện thân cho mẫu người phụ nữ đảm đang, phẩm chất tốt đẹp, đáng được trân trọng và ca ngợi.Ở quê nhà một lòng một dạ chăm lo cho con cái chờ ngày chồng bình an trở về, gia đình được đoàn tụ.
    Tuy nhiên, cuộc đời của Vũ Nương là những trang buồn đầy nước mắt giống như bao người phụ nữ thời xưa. Giặc tan, Trương Sinh trở về, con thơ đã vừa học nói. Ai cũng nghĩ hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ. Nhưng rồi mọi chuyện không như vậy, chuyện “cái bóng” mà Vũ Nương vẫn thường hay nói với con nay lại khiến Trương Sinh ngờ vực, Trương Sinh cho rằng vợ mình hư có mối quan hệ với người khác trong thời gian chồng đi chiến trận. Vốn tính hay ghen lại gia trưởng lại vũ phu, ít học nên khi biết chuyện này, Trương Sinh đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn, chàng đã mắng nhiếc và đánh đuổi vợ đi. Mặc dù một mực phân trần, giải thích cho sự oan ức của mình nhưng không ăn thua gì, với bản tính của mình Trương Sinh vẫn một mực cho là Vũ Nương không chung thủy. Vì trinh tiết của một người phụ nữ, vì chồng và con – những người thân yêu nhất của Vũ Nương mà đã xô đẩy nàng đến bờ vực thẳm. Những năm tháng cô đơn xa chồng nàng đã chịu bao nỗi khổ cực rồi giờ đây đứng trước bờ vực thẳm với nỗi oan ức, nàng đã quyết định tìm đến cái chết để bảo toàn danh tiết. Nàng chọn dòng sông Hoàng Giang để đẫm mình, tự tử làm sáng ngời “ngọc Mị Nương”, tỏa hương “cỏ Ngu Mĩ”.
    Hạnh phúc của nàng ở trần thế đã bị tan vỡ, mặc dù được các nàng tiên ở thủy cung cứu thoát nhưng quyền làm vợ, làm mẹ của của nàng vĩnh viễn không còn. Đó là một nỗi đau tột cùng của một người phụ nữ. lời nguyền về cái chết của Vũ Nương vẫn còn để lại nhiều ám ảnh, nỗi xót thương trong lòng người. Với tấm lòng nhân đạo của mình, Nguyễn Dữ đã ghi lại đầy cảm động câu chuyện thương tâm này. Cái chết đau thương của Vũ Nương còn có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Nó lên án chiến tranh tàn ác đã làm cho vợ chồng chia lìa, con xa cha dẫn đến tình cảnh éo le. Chính điều đó đã mang lại giá trị nhân bản sâu sắc cho “chuyện người con gái Nam Xương”.