Bài 1: Trong bài thơ “Ông trời bật lửa” nhà thơ Đỗ Xuân Thanh viết: “Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ đợi Xuống đi nào mưa ơi!”a) Trong bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng những cách nào? b) Em có cảm nhận gì về nội dung của đoạn thơ trên? Bài làm: a) Những sự vật được nhân hoá là: mây, trăng sao, đất, mưa. Chúng được nhân hoá bằng các cách: Cách 1: Gọi tên các sự vật như con người: chị mây. Cách 2: Biểu cảm sự vật cũng có hành động như con người: chị mây “kéo đến”; trăng sao thì “trốn”; đất “nóng lòng, chờ đợi”. Cách 3: Tác giả trò chuyện với mưa như đang tâm sự, tâm tình với một người bạn: Xuống đi nào mưa ơi! b) Nội dung đoạn thơ trên đã thể hiện sự đón đợi, háo hức mừng vui trước một cơn mưa tốt đẹp, tình cảm của tác giả cũng vậy, yêu và gắn bó với thiên nhiên. Bài 2: Trong bài Vàm Cỏ Đông (Tiếng Việt 3 - Tập 1), nhà thơ Hoài Vũ có viết : “Đây con sông như dòng sữa mẹ. Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây. Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày”.Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào? Bài làm: Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: Con sông/dòng sữa mẹ, Nước/lòng người mẹ. Lời thơ chân thật, giản dị, giúp em cảm nhận được dòng sông quê hương như dòng sữa của người mẹ đã đưa nước về tưới mát cho đồng ruộng và bồi đắp phù sa màu mỡ,... Bài 3: Đọc đoạn văn sau: "Trời nắng gắt, con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất... Nó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc, đi ngang sục sạo, tìm kiếm." a/ Tìm từ chỉ hoạt động của con ong bay trong đoạn văn trên. b/ Những từ ngữ này cho thấy con ong ở đây là con vật như thế nào? Bài làm: a/ Từ ngữ chỉ hoạt động của con ong bay trong đoạn văn trên là: lướt, dừng, ngước (đầu), nhún nhảy, giơ, vuốt (râu), bay, đậu, rà khắp (mảnh vườn), đi dọc, đi ngang, sục sạo, tìm kiếm. b/ Con ong ở đây là con vật nhanh nhẹn, linh lợi, thông minh. Bài 4: Đọc bài thơ: Em thương Em thương làn gió mồ côi Không tìm thấy bạn vào ngồi trong cây Em thương sợi nắng đông gầy Run run ngã giữa vườn cây cải ngồnga. Trong bài thơ “Làn gió” và “Sợi nắng” được nhân hoá nhờ những từ ngữ nào? b. Em thấy “Làn gió” và “Sợi nắng” trong bài thơ giống ai? Tình cảm của tác giả bài thơ dành cho những người này như thế nào? Bài làm: a. Trong bài thơ, “Làn gió” và “Sợi nắng” được nhân hoá nhờ những từ: thương, mồ côi, bạn, ngồi, gầy, run run, ngã. b. Em thấy "Làn gió" giống em bé mồ côi, "Sợi nắng" giống một người gầy yếu. Qua bài thơ, tác giả bài thơ đã rất thương và cảm thông với những em bé mồ côi và những người ốm yếu không nơi nương tựa. Bài 5: Trong bài “Ngày em vào Đội” (Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh) nhà thơ Xuân Quỳnh có viết: Màu khăn tuổi thiếu niên Suốt đời tươi thắm mãi Như lời ru vời vợi Chẳng bao giờ cách xa.Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn nói với các em đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh điều gì? Bài làm: Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói với các em đội viên Đội TNTP HCM: Màu khăn quàng đỏ của Đội viên Đội TNTP HCM tượng trưng cho màu cờ của Tổ quốc sẽ “tươi thắm mãi” trong cuộc đời của các em, giống như “lời ru vời vợi” chứa chan tình yêu thương của người mẹ luôn gần gũi bên em, tiếp thêm sức mạnh cho các em vươn lên trong cuộc sống. Bài 6: Trong bài Cô giáo lớp em, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết: Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài.Em hãy cho biết: Khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ của các bạn học sinh? Bài làm: Khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá: Gió: đưa thoảng hương nhài, nắng: ghé, xem. Bằng biện pháp nghệ thuật, tác giả giúp ta thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh, làm cho nắng như đứa trẻ nhỏ đang tung tăng chạy nhảy cũng muốn dừng lại ghé vào cửa lớp để xem các bạn học bài. Bài 7: Dòng thơ cuối của khổ thơ sau có những hình ảnh sinh động: Vườn em có một luống khoai Có hàng chuối mật với hai luống cà Em trồng thêm một cây na Lá xanh vẫy gió như là gọi chim…(Vườn em-Trần Đăng Khoa) Theo em, bằng cách nào nhà thơ đã tạo nên hình ảnh sinh động ấy? Bài làm: Hình ảnh sinh động trong hai câu thơ cuối của khổ thơ là: vẫy gió, gọi chim. Hình ảnh sinh động ấy được nhà thơ tạo nên bằng cách nhân hoá và so sánh (Lá xanh vẫy gió như là gọi chim).