Chùm ca dao hài hước

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Chùm ca dao hài hước


    16.jpg


    I. Tìm hiểu chung

    Ca dao hài hước chiếm một số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam, thể hiện tâm hồn yêu đời, lạc quan của người bình dân xưa.

    II. Tìm hiểu văn bản

    Bài 1:

    Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
    Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn
    Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
    Miễn là có thú bốn chân
    Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng
    – Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
    Nỡ nào em lại phá ngang như là…
    Người ta thách lợn, thách gà,
    Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
    Củ to thì để mời làng,
    Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
    Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
    Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
    Bao nhiêu củ tím, củ hà,
    Để cho con lợn, con gà nó ăn…

    Nội dung:

    Từ thực tại còn nhiều vất vả cơ cực, người bình dân đến với nhau trong tiếng đùa vui, mượn tiếng cười ngỏ bày tâm tình:

    Chàng trai dẫn cưới:

    Dẫn voi → dẫn trâu → dẫn bò → chuột
    Cách nói dí dỏm thông minh: “miễn là có thú bốn chân” (con chuột)
    Ý định dẫn cưới to tát nhưng cũng rất hóm hỉnh tạo ra tiếng cười phê phán về tập tục thách cưới nặng nề ngày xưa và thái độ cảm thông, chia sẻ khốn khó với cuộc sống của người lao động.

    Cô gái thách cưới:

    Một nhà khoai lang → củ to→ củ nhỏ → củ mẻ_củ rím, củ hà.
    Lời thách cưới vô tư, thanh thản mà lạc quan yêu đời. Lời thách cưới trở nên dí dỏm đáng yêu và cao đẹp.
    Bài ca dao là tiếng cười tự hào trong cảnh nghèo, được đặt trong thể đối đáp của chàng trai và cô gái. Cả hai điều nói đùa vui về chuyện thách cưới và dẫn cưới. Qua đó ta thấy vẻ đẹp tâm hồn trong cảnh nghèo: lạc quan, yêu đời, nhận thức được triết lí nhân sinh cao đẹp: tình nghĩa cao hơn của cải.

    Nghệ thuật:

    – Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò.
    – Lối nói giảm dần:
    voi → trâu → bò → chuột
    củ to→ củ nhỏ → củ mẻ_củ rím, củ hà.

    – Cách nói đối lập:

    Dẫn voi/sợ quốc cấm
    Dẫn trâu/sợ họ máu hàn
    Dẫn bò/sợ hò nhà co gân
    Lợn gà/khoai lang

    – Chi tiết hài hước:

    “Miễn là có thú bốn chân
    Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng”.

    Bài 2:

    Làm trai cho đáng sức trai,
    Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng

    Nội dung:

    Quan niệm làm trai: đáng sức trai. Hành động thực tế: khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
    Bài ca dao là tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân, nhằm nhắc nhỡ nhau tránh thói hư, tật xấu. Châm biếm những kẻ làm trai bất tài vô dụng, yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai.

    Nghệ thuật:

    Kết hợp giữa đối lập và ngoa dụ

    • Ý nghĩa văn bản: Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam trong ca sao – dân ca.

    Câu hỏi và đề gợi ý

    1. Hãy nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao?
    2. Những biện pháp nghệ thuật nà thường được sử dụng trong ca dao hài hước?
    3. Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Qua đó anh/chị thấy tiếng cười tự hào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?