Cơ Sở Văn Hóa VN - Chương 2 - Bài 3: Chức năng và cấu trúc của văn hóa

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Chức năng của văn hóa

    • Trước đây người ta quen chia văn hóa thành hai lĩnh vực: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Gần đây, theo cách phần chia của UNESCO, văn hóa có hai lĩnh vực: văn hóa hữu thể và văn hóa vô thể.
    • Việc phân chia như thế cũng là cần thiết để có một cách nhìn toàn diện, tổng thể đối với văn hóa, tuy nhiên ranh giới của sự phân chia đó lại chỉ là tương đối, không thể quá tách bạch giữa các lĩnh vực. Bởi lẽ, ngay trong văn hóa hữu thể, lại có cái vô thể và ngược lại.
    • Là sáng tạo của con người, nhìn từ phương diện cấu trúc, văn hóa là hoạt động tinh thần hướng đến việc tạo ra các giá trị chân, thiện mĩ. Định nghĩa của nhà văn hóa nước ngoài mà theo PGS. Nguyễn Từ Chi đã dẫn ra và cho là khá "giật gân", những gì không là thiên nhiên đều là văn hóa, nói khác đi là dã khẳng định điều này: văn hóa là một thiên nhiên thứ hai, một môi trường thứ hai nuôi dưỡng con người. Chính vì thế, văn hóa sẽ mang những chức năng xã hội khác nhau.
    Trong giới nghiên cứu, sự trình bày chức năng của vản hóa không phải đã thống nhất hoàn toàn. Trong bài Vẽ khái niệm văn hóa in trong tập Khái niệm và quan niệm về văn hóa PGS, TS. Tạ Văn Thành trình bày văn hóa có các chức năng sau:
    Chức năng chính của văn hóa là chức năng giáo dục.
    Để thực hiện chức năng này, văn hóa có các chức năng khác như:
    • Chức năng nhân thức
    • Chức năng định hướng đánh giá, xác định chuẩn mực điều chỉnh cách ứng xử của con người.
    • Chức năng giao tiếp
    • Chức năng đảm bảo tính kế tục lịch sử
    • Một sổ thành tố của văn hóa còn có cả chức năng riêng của nó. Chẳng hạn nghệ thuật, thể thao, trò chơi, hội hề v.v... có chức năng giải trí, hoặc nghệ thuật có chức năng thẩm mĩ.
    PGS, TSKH. Trần Ngọc Thêm, lại xuất phát từ các đặc trưng sau đây của văn hóa mà ông đề xuất để khẳng định những chức năng sau đây của văn hóa :
    • Chức năng tổ chức xã hội.
    • Chức nâng điều chỉnh xã hội.
    • Chức năng giáo dục.
    • Chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử.
    • Chức năng bao trùm là chức năng giáo dục.
    • Chức năng nhận thức
    • Chức năng thẩm mĩ
    • Chức nâng dự báo
    • Chức năng giải trí.
    Sở dĩ có sự khác nhau trong cách trình bày các chức năng của văn hóa là do góc tiếp cận của từng tác giả khác nhau, hoặc đó là những cách nói khác nhau vẽ cùng một chức năng của văn hóa.
    • Trước hết cần xác định cho được bản chất của văn hóa. Là hoạt động nhằm sản xuất, sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa hữu thể và vô thể, văn hóa là một tổng thể của rất nhiều hoạt động, các hoạt động ấy hướng đến cái chân, cái thiện, cái mỉ. Bởi vậy, văn hóa không nằm ngoài kinh tế và chính trị, nhưng chính nó lại có đời sống riêng của mình, cũng như quy luật hoạt động riêng. Mục tiêu cao cả nhất của hoạt động văn hóa là vì con người, vi sự phát triển và hoàn thiện con người. Từ những nét bản chất này của văn hóa để nhận biết các chức nàng của văn hóa, phải chăng là một cách tiếp cận hợp lí.
    • Chức năng bao trùm nhất của văn hóa là chức năng giáo dục. Nói cách khác, chức năng tập trung của văn hóa là bồi dưỡng con người, hướng lí tưởng, đạo đức và hành vi của con người vào "điều hay lẽ phải, điều khôn, lẽ thiệt", theo những khuôn mẫu, chuẩn mực mà xã hội quy định.
    • Văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử và tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu. Nó được duy trì bàng truyền thống văn hóa, tức là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian. Nó là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghỉ lễ, luật pháp, dư luận...
    • Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục (giáo dục truyền thống) không chỉ bằng những giá trị ổn định mà còn bằng những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và những giá trị đang hình thành tạo nên một hệ thống chuẩn mực mà con người hưởng tới. Nhờ nó, văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trồng người, dưỡng dục nhân cách. Một đứa trẻ được sống với cha mẹ sẽ được giáo dục theo truyền thống văn hóa trong gia đình mình được sinh ra; còn nếu bị rơi vào rừng, đứa trẻ ấy sẻ mang hành vi, tính nết của loài thú. Không phải ngầu nhiên mà trong các ngôn ngữ phương Tây khác nhau, thuật ngữ "văn hóa" (culture, cultura) đều có chứa một nghĩa chung là chăm sóc, giáo dục, vun trống. Chức năng giáo dục của văn hóa đảm bảo tính kê tục của lịch sử Nếu gicn sinh học di truyền lại cho các thế hệ sau hình thế con người thì văn hóa được coi là một thứ "gien" xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.
    • Do là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người, văn hóa có tính nhân sinh đậm nét và trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng thông qua ngôn ngữ. Nếu như ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. Điều đó đúng với giao tiếp giữa cá nhân trong một dân tộc, lại cảng đúng với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và sự giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau.
    • Bằng chức năng giáo dục, văn hóa tạo cho lịch sử nhấn loại và lịch sử mỗi dân tộc một sự phát triển liên tục. Chức năng tổ chức xã hội và sự phát sinh của chức năng này là văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hội, định hướng các chuẩn mực, các cách ứng xử của con người. Gần đây, UNESCO củng như Đảng, Nhà nước ta cho rằng văn hóa là động lực của phát triển, chính là đẽ cập tới chức năng này.
    • Mặt khác, chức năng giáo dục của văn hóa phải được thực hiện thông qua các chức năng khác.
    • Trước hết là chức năng nhận thức. Chức năng này tồn tại trong mọi hoạt động văn hóa. Nói cách khác, chức năng nhận thức là chức năng đầu tiên của mọi hoạt động văn hóa, thiếu nó, không thể nói tới chức năng nào khác.
    • Cùng chức năng nhận thức là chức năng thẩm mĩ. Đây là một chức năng rất quan trọng của văn hóa, nhưng củng là chức năng hay bị bỏ quên, bị coi nhẹ, khi xem xét, điều hành, quản lí văn hóa. Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người nhào nạn hiện thực theo quy luật của cái đẹp như Các Mác từng khảng định, cho nên văn hóa nghệ thuật phải có chức năng này. Xét cho cùng, văn hóa là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp.
    • Một chức năng không thể không nói tới của văn hóa là chức năng giải trí. Chức năng này cũng không tách rời chức năng giáo dục và không đi ra ngoài mục tiêu hoàn thiện con người. Bởi lẽ, trong cuộc sống, con người, ngoài hoạt động lao động, còn có nhu cầu giải tòa tính thần, tâm lí, sự mệt mỏi cơ bắp v.v... Họ tìm đến với các hoạt động văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, v.v nói khác đi là tìm sự giải trí. Trong một chừng mực nhất định, sự giải trí ấy là bổ ích, cần thiết. Chẳng hạn, sau một vòng quay mùa vụ của cư dân nông nghiệp trổng lúa nước, đi hội, xem hội, mở hội làng là nhu cấu của người nông dân, không chỉ đơn thuấn là sự giải tỏa tâm linh mà còn là sự giải trí. Vấn đé là hiểu cho đúng chức nàng này của văn hóa. Nhận biết các chức năng của văn hóa, chính lầ khẳng định rõ ràng hơn mục tiêu cao cả của văn hóa là vì con người, vì sự hoàn thiện và phát triển của con người.
    2. Cấu trúc của văn hóa

    2.1 Văn hóa sản xuất
    • Nhìn từ góc độ lao động sản xuất – nền tảng sự sống của cộng đồng, chúng ta thấy một vấn để bao trùm là sự hiện diện ở Việt Nam của một nền văn minh nông nghiệp xóm làng vài không gian định hình sinh tồn và phát triển của nó là miền đồng bằng sông nước tựa núi và tiếp biển. Không gian sinh tồn cụ thể và độc đáo này đã đào luyện nên tâm lí hóa thân vào đồng đất và mở rộng bờ cỏi với hướng chạy dọc theo các đồng bằng ven biển.
    • Trong việc trống lúa nước ở nước ta, nước là yếu tố cân thiết số một, song lại có lúc quá thiếu nước, lúc lại quá thừa nước ở đồng bằng. Vì vậy, những biện pháp thủy lợi như be bờ, đắp đê, khơi mương, tát nước... đã ra đời. Nhờ sự hiểu biết về thời tiết hai mùa khô - mưa và với nhu cầu tăng vụ, người Việt đã đưa cây lúa lên cao, vào bãi, lên nương, và nhờ mưa để có đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng. Cây lúa cũng được trống ở nơi đất trũng để về mùa khô, úng ngập giảm đi, nó vẫn sống được.
    • Một loạt những chứng tích khảo cổ học như quy mô của những ngôi nhà, kích cỡ của các đổ dùng sinh hoạt bàng gốm, phong tực mai táng... đã làm nổi bật lên vị trí của gia đình nhỏ như một đơn vị sản xuất cơ bản. Mối quan hệ về quyền sử dụng của cá nhân và quyến sở hữu của làng xã đối với ruộng đất, mối quan hệ tự nhiên giữa gia đình và họ mạc, làng xóm đối với đối tượng và phương thức sống chính là đất đai - là động lực phát triển sản xuất suốt chiều dài lịch sử đất nước.
    • Đối với các nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, nung gốm, đục đá, khác gỗ, sơn chạm, đan lát,... được hình thành, phát triển và đạt đến một số đỉnh cao về kỉ năng và nghệ thuật. Ở đây nổi lên một hiện tượng chung là tất cả các lò thủ công này đều tồn tại ngay trong làng. Mỗi công xã nông thôn vẫn gắn bó chặt chẽ với ruộng vườn, làng xóm. Nguồn sống chỉnh phần lớn là do làm ruộng. Các nghề thủ công chủ yếu chi làm vào thời kì nông nhân, tháng ba ngày tám. Khái quát này dựa trên sự phân tích tư liệu khảo cổ học ở các khu cư trú. Ngay từ thời Phùng Nguyên - Đông Sơn đã hình thành một số làng trong đó có vãi ba gia đình chuyên làm nghể thủ công Sau này sô gia đình chuyên làm nghé thủ công ngày cảng tăng lên và người ta thường gọi đó là làng nghề.
    • Mô hình sản xuất này được sinh ra và thích hợp đối với nển kinh tế tự cung tự cấp, lấy sản xuất nông nghiệp làm nền tảng. Truyền thống này được hình thành đã lâu, nhưng nó vẫn còn thích hợp cho sự phát triển kinh tế ở nông thôn nước ta ngày nay, nó tận dụng được thời gian và sức lao động dư thừa, nâng cao mức sổng của các hộ nông dân thuần túy.
    2.2 Văn hóa vũ trang
    • Có thể nêu ra hai trường hợp tác động của hai loại yếu tố vào sự hỉnh thành truyền thống đấu tranh của người Việt. Đặc điếm nổi bật trong nghệ thuật chiến đầu của người Việt là cơ động bằng thuyền - thạo thủy chiến và dùng dân binh hỗ trợ quân binh. Hình những đoàn thuyền chiến được khác trên các trống đồng, thạp đồng Đông Sơn cho biết những con thuyền này vận động chủ yếu trên các mặt sông và ven biển, mang tính chất phòng thủ tự vệ hơn là dùng để vượt biển trong các cuộc viễn chinh. Với điều kiện địa hình và sông ngòi miền Bắc nước ta thi giao thông bằng đường thủy là thuận tiện hơn cả. Điều kiện khách quan đó đã tạo tiền đề cho sự ra đời, phát triển kĩ thuật và phương tiện chiến đấu trên sông nước.
    • Không gian sinh tồn mà người Việt tạo đựng là một miễn đất có vị trí ngã ba của các đường giao lưu, tiếp xúc văn hóa và tộc người, cũng là miến đất có nhiều đặc sản hiếm quý, hấp dẫn người từ phương khác. Lịch sử đã sắp xếp quê hương người Việt bên cạnh một cộng đồng tộc người lớn gấp bội, ở phương Bác có thiên hướng bành trướng. Yếu tố xã hội khách quan này buộc người Việt - để tồn tại và phát triển cần tận dụng tối ưu sức mạnh của cả cộng đồng mình. Khi có biến động, ngoài đội quân thường trực mới hình thành còn ít ỏi về số lượng và sức chiến đấu có hạn, thì phải động viên tối đa sức mạnh ở mọi thành viên của cộng đống.
    • Khi phân tích các ngôi mộ thuộc tầng lớp bình dân hay quý tộc, ngoài đồ dùng sinh hoạt và những trang sức cá nhân ra còn có vũ khí và công cụ sản xuất được chôn theo: lưỡi cày - bèn cạnh lưỡi rìu xéo, lưỡi đục - bèn cạnh ngọn giáo.... Đó là một minh họa sống động về ý thức thường trực trong thế ung xử của người Việt: lao động và đấu tranh, dựng nước và giữ nước là hai mặt cơ bản bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng.
    2.3 Văn hóa sinh hoạt
    • Ăn, mặc, ở là điều kiện sống tiên quyết để lao động và sản xuất, là động cơ và mục đích của lao động sản xuất. Những phương tiện và phương thức sinh hoạt hãng ngày như ăn, mặc, ở, đi lại được thể hiện trong các món ăn, đổ mặc, nhà ở, đổ dùng. Nó được quy định và trở thành lối sống cho từng cộng đồng, từng gia đình và từng cá nhân.
    • Người Việt ban đầu cư trú trên các đời đất cao dọc hai bên những con sông hoặc quanh các đầm hồ, cũng như các cồn cát cao ven biển và thường là ở ngã ba những con sông, nơi hội tụ của nguồn thức ăn thủy sàn và đầu mối giao thông nối liền và tỏa đi các hướng, ở mỗi một tiểu vùng nổi lên một, hoặc vài ba trung tâm được xem như là những điểm cư trú hạt nhân có sức hút quy tụ các điểm cư trú khác hoặc như những điểm xuất phát, phân nhánh đến các địa điểm cư trú nhỏ hơn. Quy mô của mỗi khu di tích thường khoảng vài ba héc ta, trong đó cư trú vài ba chục gia đình với số dân khoảng vài ba trăm người, Thường là trong một đơn vị cư trú như vậy gồm có các ngôi nhà ở của mỗi hộ gia đình nhỏ và có một ngôi nhà lớn dùng để sinh hoạt chung cho cả cộng đồng.
    • Căn cứ vào vết tích lúa gạo phát hiện được qua các di chỉ khảo cổ, ta biết được người Việt cổ dùng cả gạo nếp và tẻ làm lương thực hàng ngày, trong đó ưu thế thuộc vể gạo tẻ. Ngoài ra, còn tìm thấy xương các động vật lớn và cả vết tích từ thức ăn đạm thủy sản trong các di chi khảo cổ học. Môi trường sông biển luôn là nguồn cung cấp và khai thác dễ dàng các thức ăn như cua, cá, ốc, tôm... Họ sử dụng các nồi để đun nấu phù hợp cho một gia đình nhỏ và có các bát đựng thức ăn lớn hơn bát canh ngày nay để dùng chung trong bữa ăn. Từ đó ở họ hình thành thói quen ăn chung "ân cùng mâm, ngồi cùng chiều" mã không quen chia thức ãn ra thành từng khẩu phần riêng.
    • Họ cũng đá trồng được nhiều loại cây ăn quả như trám, na, vải, cau...
    • Trong cách làm đẹp, người Việt hay cát tóc ngắn, tết tóc thành him hoạc búi tóc hình củ hành. Việc cắt tóc ngán là để phù hợp trong điều kiện không gian có nhiều cây cối rậm rạp. Đàn ông thường cởi trán, đóng khố; đàn bà mặc váy vả áo ngán. Phổ biến nhất trong cách trang điểm của cư dàn Việt cổ là tục xăm mình.
    • Do môi trường sống là môi trường sống, biển nền đường thủy là tuyến giao thông chủ yếu và con thuyên là phương tiện chuyên chở, đi lại phổ cập. Trên bộ, con voi là động vật dùng thích hợp tối ưu trong giao thống vận tải. Voi có thể chở kéo được các đồ vật nặng, có thể vượt sống, vượt suối và sử dụng trong chiến đấu. Sau voi phải kể đến trâu với tính chất là "đầu cơ nghiệp" của nhà nông dùng để kéo cày, làm đất v.v...
    • Đời sống tinh thần: âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, ca múa, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, tâm linh, tư duy là những mảng hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa sinh hoạt, nó thể hiện cái chuốt, cái tinh, cái thần ở phương diện thầm mĩ khi thể hiện cảm xúc về cái đẹp với phong cách chung là mềm mại, dịu nhẹ và trấm lắng. Người Việt thường ưa thích màu xanh lư, xanh lá mạ, vàng nhạt, tím nhạt...
    • Tín ngưỡng phồn thực thể hiện đậm đà và quán xuyến, đa dạng và độc đáo trong đời sống tâm linh người Việt. Tư chất, tính cách và tâm lí Việt Nam thể hiện rỗ trong "nguyên lí Mẹ". Từ cái nền chung-cửa chế độ mẫu hệ, trong thời kì lịch sử chuyển sang một quan hệ xã hội mới - khi vai trò và vị trí xã hội của người đàn ông ngày càng tăng thỉ ở nhiều chế độ phụ hệ đã đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp hèn, cùng cực. Trong điều kiện lịch sử chung ấy, ở xã hội người Việt, nguyên lí Mẹ vẫn được để cao và thấm sâu vào đời sống mọi mặt. Yếu tố quyết định đặt người phụ nừ vào địa vị cao chính bài nồng lực lâm nên giá trị cuộc sống của họ, không kể cái năng lực sáng tạo ra của cải vật chất của họ cũng rắt to lớn. Họ cùng đàn ông tham gia vào việc cày, bừa, vờ đẫt, be bờ, đáp đập, tát nước và các công việc khác như chăm sóc cây lúa, làm cồ, gặt hái thu hoạch mùa màng, bảo quản vố chế biến... Lao dộng của người phụ nữ rất nổi trội và có tỉnh chất quán xuyến. Trong quan hệ kinh tế, cái thực tế "của chồng công vợ" nói lên vai trò không thể bỏ qua của phụ nữ. Ngay trong lĩnh vực đấu tranh xã hội, phụ nữ Việt Nam cũng có rất nhiêu công lao, đó là hình ảnh Bà Trưng, Bà Triệu, các nữ tướng chống giặc ngoại xâm. Nguyên lí Mẹ ăn sâu trong tâm trí và biểu hiện thành các chuẩn mực ứng xử. Khái niệm Mẹ được dùng để chỉ những gì lớn lao vô tận: Sông Cái, Đường Cái, Rễ Cái, Củ Cái...
    • Do điều kiện thiên nhiên, nơi mà cư dân chúng ta sống vừa ưu ái vừa hà khắc, vừa êm ái lại vừa dữ dàn, nên sản sinh ra một cảm quan nước đôi, một thứ lưỡng tính nhất thể, dung hóa mạnh hơn loại trừ, khoan hòa hơn là thù nghịch. Việc trồng lúa theo thời vụ đòi hỏi một nắng hai sương để kịp thôi vụ (cày bừa, gieo trồng, gặt hái...), mặt khác lại tạo ra nhiều thời gian thư giãn, nông nhân. Vậy là trong nhịp sống có lúc khoan, lúc nhặt để đẻ ra cái tâm lí, tính cách vừa hững hờ, khoan thai, êm ả, vừa hối hả, mạnh mẽ, sôi động - nhưng cái ôn hòa dường như là quán xuyến. Các cư dân trong một cộng đồng làng xã Việt ngày xưa vẫn phải tuân theo một hệ thống các lệ làng gọi là hương ước, có thể coi đó là một hệ thống luật tục. Hương ước hàm chứa những điều giáo huấn về một lối sống gọi là "thuần phong mĩ tục". Nó đề ra các hình thúc trừng phạt đối với những việc làm trái với lệ làng và đề ra những hình thức khen thưởng đối với những việc làm tốt, có ích cho làng. Hương ước được xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ giữa các thành viên của cộng đồng làng xã với nhau, giữa mỗi thành viên với cộng đồng, giữa các cộng đồng nhỏ trong làng và cộng đồng làng. Nó không đối lập với luật pháp nhà nước mà tồn tại song song với luật pháp nhà nước và phấn lớn nội dung của nó được nhà nước xét duyệt và công nhận vào thế kỉ XIX.
    Có bốn loại quy ước chủ yếu trong các bản hương ước:
    • Những quy ước về chế độ ruộng đất;
    • Những quy ước về việc khuyến nông, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường
    • Những quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của các chức dịch trong làng;
    • Những quy ước về văn hóa tinh thần và tín ngưỡng.
    Dưới đây chúng tôi xin đi vào từng khía cạnh.
    • Loại quy ước về chế độ ruộng đất có tầm quan trọng hàng đâu và được xác định rất cụ thể và chi tiết, ở không ít làng vẫn còn nhiều công điền, công thổ. Việc phân cấp chúng rất được mọi người quan tâm. Ngoài ra còn có những quy ước về nghĩa vụ đóng góp với làng (góp tiền và thóc) của những người sử dụng công điền công thổ và của cả những người sở hữu tư điền (tất nhiên là vẫn phải nộp tô, nộp thuế cho nhà nước). Ở hầu hết các làng, hoa lợi của một số ruộng công được sử dụng vào những công việc công ích của làng như sửa chữa hay xây dựng lại đình, đền, chùa, làm cầu cống, đáp đập đê, đào kênh mương v.v... Lại có ruộng mà hoa lợi được sử dụng vào việc thờ phụng thần thành hoàng ở đinh làng và các vị thần linh khác ở đền. Mạt số làng còn có ruộng học điên mà hoa lợi được sử dụng vào việc khuyên học và vào các hoạt động văn hóa khác.
    • Trong loại quy ước vể việc thúc đẩy và bảo vệ sản, xuất thì quan trọng nhất là những quy ước về duy tư đê đập, sử dụng nguồn nước, khơi vét kênh mương, cầm sát sinh trâu bò để đảm bảo sức kéo trong cày, bừa, cấm bỏ ruộng hoang, cấm chặt cây rừng chán gió (nhất là ở vùng ven biển) v.v... Ngoài ra, ở những làng trong đó nghề thủ công hoặc, mĩ nghệ là nguốn sinh sống quan trọng thì lại có thể cộ những qui ước nhằm khuyến khích sự phát triển nghề thủ công hoặc mĩ nghệ ấy.
    • Loại quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của các chức dịch trong làng bao gồm hai nội dung chủ yếu:
      • Xác định vị trí, ngôi thứ của các hạng người trong làng. Việc phân biệt tôn ti, ngôi thứ ở làng quê dưới chế độ quân chủ đã ít nhiều tiếp thu cách phân chia đẳng cấp của Nho giáo và đã có ảnh hưởng tiêu cực đối với việc bảo tồn tinh thần dân chủ chất phác vốn có từ lâu đời của công xã nông thôn.
      • Xác định quyền lợi và vị trí của dân thường.
    • Chiếm phần khá quan trọng trong hương ưóc là loại quy ước về văn hóa tinh thần, về tín ngưỡng. Các quy ước nãy gồm hai phạm vi chính:
      • Một là, đảm bảo những mói quan hệ tốt trong gia đình, trong dòng họ, trong toàn thể dân làng, trong việc coi trọng sinh nghiệp, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau và việc khuyến học v.v... Những quy ước thuộc loại này không đơn thuần chỉ mang tính chất là những luật lệ mà còn bao hàm cả ý nghĩa giáo huấn nhầm mục đích xây dựng thuần phong mĩ tục nữa.
      • Hai là, các quy ước liên quan đến tín ngưỡng, những quy ước vẽ việc tổ chức chăm nom và duy tu những nơi thờ cúng, đình, đén, miếu, chủa, những quỵ ước về việc tuân thủ những điều căm kị mang tính chất tôn giáo tín ngưỡng. Đó là những quy ước về thể lệ tổ chức việc cúng tế, tố chức các lễ hội dân gian khác nhau, nhất là tổ chức hội lề của làng.
    • Ngoài 4 loại quy ước trên, còn có quy ước vể tổ chức khao vọng. Bất cứ ai đồ đạt, được phong chức tước của triều đình, được nhận những chức vụ quan trọng của địa phương, của làng đều phải đóng góp vào quỹ công. Nếu không, dân làng sẽ không công nhận danh hiệu hoặc chức tước mà đương sự được nhận.
    • Quy ước lễ ra làng: Là lễ thành đinh. Con trai đến 18 tuổi phải làm lễ này để tên được ghi trong hương tịch.
    • Quy ước về cưới xin, ma chay: Lấy chồng, lấy vợ phải nộp cheo cho làng (hoặc bằng tiến, hoặc bằng hiện vật) thi mới được công nhận. Quy ước về ma chay thì xác định sự giúp đỡ của làng xã đối với các gia đình có đám và những nghi thức của tang lễ mà dân làng có thể tham gia.
    • Quy nghĩa thương: Việc đóng góp có khi mang tính chất bắt buộc đối với những hộ có tài sản ở một mức nào đó trở lên.
    Các điều khoản trong hương ước được thông qua trong các cuộc hợp của dân làng hoặc đại biểu dân làng và nó sẽ được điều chỉnh dần hoặc bổ sung thêm.
    Hương ước có vai trò quan trọng đối với việc ổn định nếp sống trong làng và có sức mạnh một phấn là do các hình phạt và hình thức khen thưởng. Nó phản ánh tâm lí của dân làng, phản ánh một phương diện quan trọng của văn hóa làng. Đó là các quan niệm của dân làng vê điều phải, điều trái. Luật pháp nhà nước khó phản ánh sinh động các quan niệm phải, trái, đúng, sai của dân từng làng như trong hương ước. Nó vừa uốn người ta vào khuôn phép, vừa động viên con người hành động. Sức mạnh cưỡng chế của nó dựa vào lề thói, nếp sống quen thuộc của cộng đồng, vào hệ ý thức cộng đồng. Đó là một sức mạnh có lỉnh chất tâm lí nằm sâu trong tiềm thức của mọi người trong làng.
    Áp lực tinh thần của hương ước thường là bất khả kháng vì đó là áp lực tinh thần của cộng đồng và là áp lực nội tại trong tinh thần của mỗi thành viên. Chống lại hương ước thì chỉ có cách bò làng, bỏ mồ mả cha ông, để lại nỗi tủi hổ cho gia đình. Đó là điều dân làng khó mà làm được.
    Tóm lại, hương ước là một khế ước tự nguyện của toàn thể dân làng- Khế ước ấy gắn bó dân làng với nhau và điều tiết các trách nhiệm và quyền lợi của mọi thành viên nên nó có ý nghĩa trong việc bổ sung cho luật pháp khi cán xử lí, những vấn đề rất cụ thể nảy sinh từ nếp sống đặc thù từng làng. Không chỉ có ý nghĩa nhu là một thứ luật pháp mà nó có ý nghĩa như một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức, chứa đựng những giá trị văn hóa dân gian hình thành từ lâu đời và thường xuyên được bổ sung lượng ước bao hàm cả yếu tố tích cực và tiêu cực và phân nào phản ánh được hệ ý thức của dân làng, trước hết là hệ ý thức liên quan đến thế giới hiện thực. Trong hương ước cũng đã để cập đến mối quan hệ giữa con người với thế giới siêu nhiên. Nhưng mối quan hệ này lại được thể hiện chủ yếu trong các hội lễ dân gian và nhất là trong hội lễ của làng.