Tóm tắt lý thuyết I. Khái niệm về hình chiếu Hình 1. Hình chiếu của vật thể Mặt phẳng chiếu là mặt phẳng chứa hình chiếu của vật thể Điểm A trên vật thể có hình chiếu là điểm A’ Tia sáng đi từ nguồn sáng S qua điểm A xuống điểm chiếu A’, gọi là tia chiếu SAA’ => Khái niệm: Hình chiếu của vật thể bao gồm tập hợp các điểm chiếu của vật thể trên mặt phẳng chiếu II. Các phép chiếu Hình 2. Các phép chiếu (a) Phép chiếu xuyên tâm: có các tia chiếu xuất phát từ 1 điểm (tâm chiếu) (b) Phép chiếu song song: có các tia chiếu song song với nhau (c) Phép chiếu vuông góc: có các tia chiếu vừa song song vừa vuông góc với mặt phẳng chiếu * Lưu ý: Phép chiếu vuông góc là quan trọng nhất dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc III. Các hình chiếu vuông góc 1. Các mặt phẳng chiếu Hình 3. Các mặt phẳng chiếu Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh 2. Các hình chiếu Hình 4. Các hình chiếu Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang IV. Vị trí các hình chiếu Hình 5. Vị trí các hình chiếu Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng Bài tập minh họa Câu 1 Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2, 3 như hình sau: a) Hãy đánh dấu (X) vào bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa hướng chiếu với hình chiếu b) Gọi tên các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2 Gợi ý trả lời: