Công nghệ 8 Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    I. Khái niệm về chi tiết máy
    1. Chi tiết máy là gì ?
    • Chi tiết máy là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy
    [​IMG]

    Cấu tạo cụm trục trước xe đạp.

    [​IMG]


    • Dấu hiệu nhận biết:
      • Có cấu tạo hoàn chỉnh

      • Không tháo rời được ra nữa
    2. Phân loại chi tiết máy
    • Nhóm có công dụng chung
      • Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo... được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau các chi tiết có công dụng chung
    [​IMG]

    • Nhóm có công dụng riêng
      • Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp. Dùng trong một loại máy nhất định → chi tiết có công dụng riêng
    [​IMG]

    II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ?
    [​IMG]

    1. Mối ghép cố định
    • Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm:
      • Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt…

      • Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn
    2. Mối ghép động
    • Là những mối ghép mà chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.

    • Ví dụ:
    [​IMG]

    • Sơ đồ tư duy:
    [​IMG]


    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Chi tiết máy là gì ? gồm những loại nào ?

    Hướng dẫn giải
    • Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

    • Gồm 2 loại :
      • Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng

      • Chi tiết máy có công dụng riêng: khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu
    Bài 2:
    Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không ? Tại sao ?

    Hướng dẫn giải
    • Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy vì việc phân loại chi tiết máy chỉ là tương đối: trong xe đạp thì xích là chi tiết nhưng trong nhà máy sản xuất xích thì xích không phải là chi tiết mà là cụm chi tiết.
    Bài 3:
    Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ? Nêu đăc điểm của từng loại mối ghép ?

    Hướng dẫn giải
    • Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động.

    • Mối ghép động: các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau.

    • Mối ghép cố định: các chi tiết không có chuyển động tương đối với nhau.

    • Gồm hai loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

    • Mối ghép bằng đinh tán thường được dùng khi
      • Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.

      • Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao.

      • Chịu lực lớn và chấn động mạnh.
    • Ứng dụng: soong, nồi, giàn cần trục,…
    Bài 4:
    Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau ?

    Hướng dẫn giải
    • Chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau để dễ dàng và thuận lợi khi gia công và sửa chữa.

    • Mặt khác, máy có nguyên lí hoạt động rất phức tạp, một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được.