Công nghệ 9 Quyển 1 Bài 4: Thực hành sử dụng và bảo dưỡng máy may

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    I - CHUẨN BỊ
    1. Dụng cụ
    • Máy may
    • Kéo cắt vải
    • Thước gỗ, bút chì ...
    • Dầu máy, giẻ lau
    2. Vật liệu
    • Chỉ may
    • Phấn may
    • Vải
    II - QUY TRÌNH THỰC HÀNH
    [​IMG]

    Hình 1. Quy trình thực hành

    1. Chuẩn bị máy may
    • Bỏ vải che phủ máy;
    • Vệ sinh bàn máy;
    • Kiểm tra máy;
    • Ngồi vào vị trí máy đúng tư thế;
    • Nâng chân vịt lên để không chạm vào răng cưa.
    Một số lưu ý:

    • Quá trình chuẩn bị máy là điều cần thiết để đảm bảo làm việc tốt, đồng thời hạn chế hư hỏng máy.
    • Vị trí đặt máy: chọn nơi đất bằng phẳng và thuận chiều ánh sáng chiếu từ trái sang phải.
    2. Vận hành máy may
    a. Tập đạp máy
    • Hai chân để lên bàn đạp, chân thuận đặt trước cách chân sau vài phân. Khi đạp máy thì chân trước ấn xuống, chân sau để nguyên và chân sau ấn xuống, chân trước lại để nguyên. Lặp lại thao tác một cách liên tục, nhịp nhàng.
    • Lưu ý:Chân đạp đều đặn, tránh đạp ngược.
    b. Tập may không mắc chỉ
    • Lắp kim
    • Tập may những đường thẳng theo dòng kẻ, sau đó tập may đường cong, đường gấp khúc.
    c. Tập may có mắc chỉ
    Thao tác chuẩn bị máy:

    • Quấn chỉ vào suốt, lắp suốt vào thoi, lắp thoi suốt vào ổ chao.
    • Mắc chỉ trên.
    • Lấy chỉ dưới lên, đưa hai đầu chỉ ra phía sau, dưới chân vịt.
    • Máy thử, điều chỉnh mũi may cho chuẩn.
    Thực hành may:
    • Vẽ các đường thẳng, đường cong trên mảng vải tập và may theo gợi ý ở hình 2 dưới đây.
    • May các đường theo đúng nét vẽ và đường song song với nét vẽ.
    [​IMG]

    Hình 2. Các nét vẽ gợi ý tập may

    Một số lưu ý khi chấm dứt đường may thì phải:
    • Lại mũi may: điều chỉnh cần vặn chỉ thưa nhặt để máy may lùi lại một đoạn khoảng 3mm.
    • Quay bánh đà về phía mình để kim rút lên khỏi vải, nâng chân vịt lên để lấy vải ra.
    3. Bảo dưỡng máy may
    Bảo dưỡng máy may theo đúng quy trình sau:

    a. Trước khi làm việc
    Cần kiểm tra:
    • Vị trí kê máy (độ bằng, ánh sáng).
    • Các chi tiết máy (kim, thoi, suốt) lắp đúng vị trí.
    • Sức căng của chỉ trên và chỉ dưới đều nhau.
    b. Trong khi làm việc
    • Không xê dịch, kéo đẩy vải quá mạnh trong khi may.
    • Cần giảm tốc độ khi không có vải dưới chân vịt nếu không sẽ làm cho cưa mau mòn.
    c. Sau khi làm việc xong
    • Giữ máy sạch sẽ, không để bụi bám vào.
    • Lau chùi cẩn thận trong và ngoài máy.
    • Đậy nắp hoặc phủ vải chống bụi.
    • Tra dầu theo chế độ định kì hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
    III - ĐÁNH GIÁ
    Các tiêu chí tự đánh giá:
    • Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu;
    • Tinh thần, thái độ, ý thức kỹ luật, vệ sinh;
    • Sử dụng và bảo dưỡng máy may theo quy trình;
    • Kết quả thực hành: Các đường may theo đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc đúng nét vẽ và song song với nét vẽ trên vải.