Công nghệ 9 Quyển 1 Bài 8: Thực hành cắt may quần đùi, quần dài

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    I - CHUẨN BỊ
    • Máy may
    • Thước dây, thước gỗ, phấn may, kéo cắt vải, bàn là
    • Một mảnh vải đủ để may quần đùi và quần dài, chỉ may
    II - QUY TRÌNH THỰC HÀNH
    Số đo sản phẩm thực hành:

    [​IMG]
    Bảng 1. Số đo sản phẩm thực hành cắt may quần đùi, quần dài
    1. Chuẩn bị vải
    • Kiểm tra số lượng vải mặt vải màu sắc so với yêu cầu của sản phẩm .
    • Làm phẳng vải trước khi vẽ
    2. Thực hành
    a. Tính toán theo công thức và vẽ lên vải quần đùi, hoặc quần vải dài.
    Cách vẽ quần đùi:

    • Gấp vải theo canh sợi dọc, mặt trái ra ngoài; bề rộng phần vải gấp vào bằng chỗ rộng nhất của thân quần kể cả đường may: (1/4 Vm + 1/10 Vm + 1cm) = 72/4 + 72/10 + 1 = 18 + 7,2 + 1 = 26,2cm.
    • Nếp gấp vải đặt ở phía trong người cắt.
    • Từ đầu vải đo xuống 3cm làm cạp quần hoặc xuống 1cm nếu may cạp rời, có điểm A.
    • Công thức tính các chi tiết:
      • Ax = Dq = 30cm.

      • AB: Hạ đáy = 1/4Vm + 1/10Vm = 72/4 + 72/10 = 25,2 cm.
      • Từ điểm A, B, X kẻ các đường ngang vuông góc với AX.
      • Vẽ đường đáy quần:
        • Ngang eo: AA1 = 1/4 Vm + 1 = 72/4 + 1= 19cm.
        • Ngang mông: BB1 = 1/4 Vm + 1/10 Vm = 72/4 + 72/10 = 25,2 cm.
        • Vào đáy: BB1 = 1/20 Vm = 72/20 = 3,6cm.
        • Nối A1B2.
        • Trên đoạn A1B2 lấy: KB2 = 1/3 A1B2.
        • Nối KB1;
        • I là điểm giữa KB1.
        • Nối IB2. Trên đoạn IB2 lấy II1 = 1/3 IB2.
        • Vẽ vòng đáy qua các điểm A1, K, I, B1.
      • Vẽ ống quần và gấu quần:
        • Rộng ống XX1 = B1B2 - 2cm
        • Vát ống quần XC = 2cm (có thể vắt nhiều hơn).
        • Nối CX1: Đường gấu quần.
        • Nối B1X1: Đường giàng quần.
      • Vẽ cạp quần: Kẻ một đường song song với AA1 cách AA1 2cm
    Cách vẽ quần dài:

    • Gấp vải theo canh sợi dọc, mặt trái ra ngoài; phần vải gấp vào bằng chỗ rộng nhất của thân quần cộng đường may.
      • Quần ống thẳng và ống bó, căn cứ vào bề rộng ngang mông: \((=\frac{1}{4}Vm+\frac{1}{10}Vm+đường \space may)=\frac{80}{4}Vm+\frac{80}{10}Vm+1=29cm\)
      • Quần ống rộng, căn cứ vào rộng ống: rộng ống + đường may.
    • Nếp gấp vải đặt ở phía trong người cắt, cạp quần phía tay phải, gấu quần phía tay trái.
    • Từ đầu vải đo xuống 3cm làm cạp quần hoặc xuống 1cm nếu may cạp rời, có điểm A.
    • Công thức tính các chi tiết:
    • Dài quần: Ax = số đo = 80.
    • Hạ đáy: AB = 1/4 Vm + 1/10 Vm = 80/4 + 80/10 = 28cm.
    • Từ điểm A, B, X kẻ các đường ngang vuông góc với AX.
    • Vẽ đáy quần
      • Ngang eo: AA1 = 1/4 Vm + 1 = 80/4 + 1 = 21cm.
      • Ngang mông: BB1 = 1/4 Vm + 1/10 Vm = 80/4 + 80/10 = 28cm.
      • Vào đáy: BB1 = 1/20 Vm = 80/20 = 4cm.
      • Nối A1B2.
      • Trên đoạn A1B2 lấy: KB2 = 1/3 A1B2.
      • Nối KB1;
      • I là điểm giữa KB1.
      • Nối IB2. Trên đoạn IB2 lấy II1 = 1/3 IB2.
      • Vẽ vòng đáy qua các điểm A1, K, I, B1.
    • Vẽ ống quần và gấu quần
      • Rộng ống XX1 = Số đo = 22cm (Rộng ống < Ngang mông).
        • O là điểm giữa của B1B2
        • Nối OX1; trên đoạn OX1 lấy OM = 1/3 OX1.
        • Vẽ cong từ B1 đi qua M đến X1
    b. Kểm tra kích thước các chi tiết và cắt theo nét vẽ
    Cách cắt may quần đùi:
    • Cắt hai thân quần (vải gấp đôi theo đường AX).
    • Cắt gia đường may 1cm.
    Cách cắt may quần dài:
    • Cắt hai thân quần (vải gấp đôi theo đường AX).
    • Cắt gia đường may:
      • Đáy quần và ống quần: 1,5cm.
      • Gấu quần và cạp quần: 2-3cm (nếu cạp rời thừa 1cm).
    c. May theo quy trình tạo sản phẩm hoàn chỉnh là một chiếc quần đùi, hoặc 1 chiếc quần dài cân đối, đúng kích thước
    Cách may quần đùi:
    • (1) May viền gấp mép gấu quần.
    • (2) Ráp đáy quần.
    • (3) Ráp đường ống quần (từ ống nọ sang ống kia).
    • (4) May cạp quần bằng hai đường may.
    • (5) Luồn dây thun. (Cũng có thể nối vòng dây thun rồi vừa may cạp quần vừa luồn thun).
    Cách may quần dài:
    • May ống quần.
    • Ráp đáy quần.
    • May cạp quần, luồn chun (chiều dài chun = Vc - 7 ÷ 10cm).
    • May gấu quần.
    III - ĐÁNH GIÁ
    Các tiêu chí đánh giá thực hành:
    • Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ;
    • Quy trình may sản phẩm;
    • Chất lượng sản phẩm: Kích thước, đường may;
    • Thời gian hoàn thành sản phẩm.