Cuộc sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh trong “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    • Mở bài:
    Phạm Đình Hổ là một danh sĩ sống vào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XIX, cùng thời với Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Phạm Gia Thiều, Phan Huy Chú,… Ông vốn con nhà quan lại, là người chí khí, giàu khát vọng nhưng thi cử không đỗ đạt, lại gặp thời buổi loạn lạc, có lúc ông sống trong cảnh cơ hàn hết sức khổ cực. Sau nhờ tài năng văn chương và soạn sách mà ông được tiến cử làm quan.
    • Thân bài:
    Phạm Đình Hổ biên soạn sách vở thuộc nhiều lĩnh vực. Đương thời ông được xem là người thông thuộc kinh sử,địa lí, triết học ,văn chương cũng hết sức sâu sắc. Trong đó, nổi bậc là tập Vũ trung tùy bút ghi lại khá chân thực nhiều sự việc đã xảy ra ở vùng đất Hải Dương quê ông.

    Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là bài tùy bút ghi lại đời sóng xa hoa vô độ của triều đình phong kiến thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn. Trịnh Vương (Trịnh Sâm) chỉ thích đi chơi ngắm cảnh đẹp , thường ngự ở các cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm,… nên việc xây dựng đền đài cứ làm liên tục, việc phục dịch cũng rất lãng phí, tốn kém. Bao nhiêu vật quý chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy không thiếu một thứ gì, từ trân cầm dị thú cho đến cổ mộc quái thạch bồn hoa chậu cảnh miễn đẹp là bị quân quan tịch thu,… Bọn hoạn quan cung giám “nhờ gió bẻ măng”, dựa vào đó mà tha hồ nhũng nhiễu, gây sự, cướp đoạt của dân gây nên biết bao tình cảnh điêu đứng khốn cùng.

    Phạm Đình Hổ cũng là người gánh chịu tai họa ấy. Nhà ông có trồng một cây lê và cây lựu quý, để tránh họa lây, mẹ ông đã chặt cây đi. Ông đau xót ghi lại những cảnh ấy trong tùy bút vừa bức xúc căm phẫn triều đình xa đọa vừa thương cảnh dân tình khốn khổ.

    Trước hết, nổi bậc trong tác phẩm là cuộc sống vô cùng xa hoa, quyền quý của chốn cung cấm. Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thỏa ý “thích chơi đèn đuốc”, ngắm cảnh đẹp. Ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa. Bởi vậy, việc xây dựng đình đài cứ diễn ra liên miên năm này qua năm khác, hao tổn không biết bao nhiêu sức lực và tiền của.

    Những cuộc dạo chơi của Chúa ở cung Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ. Cứ ba bốn tháng một lần, Chúa ghế đến nơi này. Mỗi lần, hạ cố Tây Hồ huy động rất nhiều người hầu kẻ hạ “binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ”, có cả các quan nội thần, các quan hộ giá, nhạc công, vũ nữ,…

    Để mua vui cho Chúa, họ bày không biết bao nhiêu trò giải trí lố lăng và tốn kém. Các nội thần giả làm các bà các cô bày bán hàng quán quan bờ hồ. Thuyền ngự lênh đênh trên sóng nước, chóc chóc lại ghé vào bờ mua bán. Dàn nhạc cũng được bố trí khắp nơi tấu nhạc làm vui khiến cho cảnh càng thêm sinh động. Thật là một cảnh tượng giả dối đến kinh tởm. Thế mà, Chúa cho thế là vui, muốn tìm lấy một cảnh giác bình dị của người bình dân dù đó chỉ là giả tạo.

    Việc tìm kiếm kì hoa dị thảo, của ngon vật báu ở đời cái gọi là “phụng thủ” để trang hoàng cho cung cấm diễn ra hết sức khốc liệt. Thực chất đó là hành động ăn cướp trắng trợn của dân, cưỡng bách nhân dân phải cống nạp. Từ trân cầm, cổ thụ, quái thạch, kì hoa, cổ vật miễn cái gì đẹp là bị bọn quan lại tịch thu không thương xót. Thậm chí, nhiều cây cảnh nằm trong sân nhà, không có lối khiêng ra, chúng nhẫn tâm đập đổ tường nhà để lấy lối đưa ra. Đó quả là hành dộng ngang ngược hết sức.

    Cảnh trong cấm cung được miêu tả là cảnh thực ở những khu vường rộng rãi, được bày vẽ đủ thứ, cái gì cũng có, điểm tô lộng lẫy như “bến bể đầu non”, nhưng âm thanh lại gợi len cảm giác ghê rợn như đứng trước một cái gì đó đang tan tác, đau thương chứ không phải trước cảnh đẹp yên bình, phồn thịnh. Cảm xúc chủ quan của tác giả đến đây mới bộc lộ ra, nhất là khi ông xem đó là “triệu bất tường”, tức điềm gở, điềm chẳng lành. Nó như báo trước sự suy vong tất yếu đang sắp xảy ra của một vương triều chỉ biết ăn chơi hưởng lạc xa xỉ trên mồ hô xương máu của muôn dân. Quả thực, điều đó đã xảy ra ngay sau khi Trịnh Vương mất sau đó ít lâu.

    Một bộ mặt khác không kém phần khóc liệt đó là bọn quan lại thừa cơ tác oai tác quái, gây nên biết bao điều oan nghiệt. Thời chúa Trịnh, bọn hoạn uan hầu cận Chúa rất được sủng ái bởi chúng đắc lực giúp chúa bày biện các trò ăn chơi, hưởng lạc. Do đó, chúng ỷ thế nhà chúa mà lộng hành trong nhân dân.

    Thủ đoạn thâm độc của chúng là vừa ăn cướp vừa la làng, vừa chiếm đoạt vừa vu khống giá họa. Người dân nếu không chịu cống nạp thì phải tự mình hủy hoại vật quý. Đó là điều hết sức vô lí, bất công. Bọn chúng thừa cơ ních đầy túi tham, vun vén cho riêng mình không biết bao nhiêu mà kể, lại được tiếng vì chúa mà hành sự.

    Kết thúc đoạn miêu tả những thủ đoạn đê tiện hèn hạ của bnj hoạn quan, tác giả kể lại một sự việc đã từng xảy ra ngay tại gia đình mình. bà mẹ của ông đã phải tự tay mình chặt đi một cây lê và hai cây lựu quý mà chính bà đã vun sói bấy lâu để tránh đi tai họa. Cách dẫn dắt như thế đã làm tăng lên đáng kể tính chân thực của câu chuyện, khắc họa sâu sắc hiện thục đang xảy ra. Tình cảm của tác giả qua đó cũng được gửi gắm một cách kín đáo.
    • Kết bài:
    Phạm Đình Hổ đã có lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực mà sinh động. Các chi tiết, sự việc miêu tả về thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và quan lại được đưa ra cụ thể, sinh động, chân thực, khách quan, để tự sự việc lên tiếng nói, đem lại ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Với thể loại tùy bút, các sự việc được ghi chép theo cảm hứng chủ quan, tản mạn, không gò bó theo hệ thống, kết cấu chặt chẽ, nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo, đó là thái độ phê phán thói ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu nhân dân của bọn vua chúa và lũ quan lại hậu cần.