Đại số 10 Chương 2 Bài 2 Hàm số y = ax + b

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Nhắc lại về hàm số bậc nhất
    • Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bằng biểu thức có dạng \(y = {\rm{ax + b}}\) với a, b là những hằng số và \({\rm{a}} \ne {\rm{0}}\).
    • Hàm số bậc nhất có tập xác định là R.
    • Khi \({\rm{a > 0}}\) hàm số bậc nhất \(y = {\rm{ax + b}}\) đồng biến trên R.
    • Khi \({\rm{a < 0}}\) hàm số bậc nhất \(y = {\rm{ax + b}}\) nghịch biến trên R.
    • Đồ thị hàm số \(y = {\rm{ax + b}}\) (\({\rm{a}} \ne {\rm{0}}\)) là một đường thẳng gọi là đường thẳng \(y = {\rm{ax + b}}\). Nó có hệ số góc là a và có các đặc điểm sau:
      • Không song song và không trùng với các trục tọa độ;
      • Cắt trục tung tại điểm B(0;b) và cắt trục hoành tại điểm \(A(\frac{{ - b}}{a};0)\)
    • Cho hai đường thẳng \(y = a{\rm{x}} + b\) và hàm số \(y= a'x + b'\)
    • Khi a=a' và \(b \ne b'\) thì d và d' song song với nhau.
    • Khi a=a' và b=b' thì d và d' trùng nhsu.
    • Khi \(a \ne a'\) thì d và d' cắt nhau.
    2. Hàm số \(y = \left| {{\rm{ax}} + b} \right|\)
    a) Hàm số bậc nhất trên từng khoảng
    • Hàm số bậc nhất trên từng khoảng là sự " lắp ghép" của nhiều hàm số bậc nhất khác nhau.
    Ví dụ:
    Vẽ đồ thị của hàm số \(y = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {\frac{{ - 2}}{3}x + 5\,\,\,\,\,\,khi\,\,\,\,0 \le x \le 3}\\ {x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,\,\,\,3 \le x \le 6}\\ { - 2x + 18\,\,\,\,\,khi\,\,\,\,6 \le x \le 8} \end{array}} \right.\)

    Hướng dẫn:
    Để vẽ đồ thị hàm số này, ta vẽ đồ thị của từng hàm số tạo thành chẳng hạn:

    AB là phần đồ thị của \(y = \frac{{ - 2}}{3}x + 5\) ứng với \({0 \le x \le 3}\) .

    BC là phần đồ thị của \(y = x\) ứng với \({3 \le x \le 6}\) .

    CD là phần đồ thị của \(y = - 2x + 18\) ứng với \({6 \le x \le 8}\) .

    Ghép các phần trên lại ta được đồ thị của hàm số đã cho như hình vẽ:

    [​IMG]

    b) Hàm số dạng \(y = \left| {ax + b} \right|\)
    Hàm số dạng \(y = \left| {ax + b} \right|\) thực chất cũng là một dạng hàm số bậc thất trên từng khoảng.

    Chẳng hạn như khi xét hàm số \(y = \left| {3x - 9} \right|\) thì theo định nghĩa trị tuyệt đối thì ta có:

    • Nếu \(3x - 9 \ge 0\) tức là \(x \ge 3\) ,thì \(\left| {3x - 9} \right| = 3x - 9\)
    • Nếu \(3x - 9 < 0\) tức là \(x < 3\) ,thì \(\left| {3x - 9} \right| = 9 - 3x\)
    Do đó hàm số \(y = \left| {3x - 9} \right|\) có thể viết là \(y = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {3x - 9\,\,\,\,\,\,khi\,\,\,x \ge 3}\\ {9 - 3x\,\,\,\,\,\,khi\,\,\,x < 3} \end{array}} \right.\)

    Chú ý:

    Một cách khá đơn giản để vẽ đồ thị của hàm số \(y = \left| {ax + b} \right|\) là ta có thể vẽ các đường thẳng ax+b và -ax-b rồi xóa đi phần nằm dưới trục hoành.


    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Tính a và b để đồ thị hàm số y=ax+b đi qua 2 điểm A(0;2) và B(1;3).

    Hướng dẫn:
    Thay tọa độ điểm A(0;2) vào hàm số y=ax+b ta được:

    2 = a.0 + b ⇒ b = 2

    Thay tọa độ điểm B(1;3) vào hàm số y=ax+b với b=2 ta được:

    3 = a.1 + 2 ⇒ a = 1

    vậy ta được a=1 và b=2

    Bài 2:
    Tính a và b để đồ thị hàm số y=ax+b đi qua điểm M(-1;3) và song song với đường thẳng y=-2x+5.

    Hướng dẫn:
    Vì đồ thị hàm số y=ax+b song song với đường thẳng y=-2x+5 ⇒ a=-2

    Thay tọa độ điểm M(-1;3) vào hàm số y=ax+b với a=-2 ta được:

    3 = (-1)(-2)+b ⇒ b=1

    Vậy ta được a=-2 và b=1.