Đại số 10 cơ bản - Chương 2 - Bài 2. Hàm số y = ax + b

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 41 SGK Đại số 10. Vẽ đồ thị hàm số:

    a) \(y = 2x - 3\); b) \(y = \sqrt 2\);

    c) \(y=-\frac{3x}{2}+7;\) d) \(y = |x|\).

    Giải

    a) Đồ thị hàm số \(y = 2x - 3\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(A(0; - 3)\) và \(B=\left ( -\frac{3}{2};0 \right )\)

    [​IMG]

    b) Đồ thị hàm số \(y = \sqrt 2\) là đường thẳng song song với trục hoành đi qua điểm \(A(0; \sqrt 2)\)

    [​IMG]

    c) Đồ thị hàm số \(y=-\frac{3x}{2}+7\) là đường thẳng. Bởi vì giao điểm của đồ thị với trục tung \(P(0; 7)\) với trục hoành \(Q=(\frac{14}{3};0)\) có tọa độ tương đối lớn nên ta có thể chọn các điểm thuộc đồ thị có tọa độ nhỏ hơn cho dễ vẽ. Chẳng hạn \(A(4; 1), B(2; 4)\). Đồ thị là đường thẳng AB

    [​IMG]

    d)

    \(y = |x| - 1 = \left\{ \matrix{
    x - 1,x \ge 0 \hfill \cr
    - x - 1,x < 0 \hfill \cr} \right.\)

    Ta vẽ hai đường thẳng \(y=x-1\) với \(x\ge0\) và đường thẳng \(y=-x-1\) với \(x<0\)



    [​IMG]



    Bài 2 trang 42 SGK Đại số 10. Xác định \(a, b\) để đồ thị của hàm số \(y = ax + b\) đi qua các điểm.

    a) \(A(0; 3)\) và \(B=(\frac{3}{5};0)\);

    b) \(A(1; 2)\) và \(B(2; 1)\);

    c) \(A(15;- 3)\) và \(B(21;- 3)\).

    Hướng dẫn.

    a) Đồ thị hàm số \(y=ax+b\) đi qua \(A,B\) nên tọa độ của \(A,B\) thỏa mãn phương trình \(y=ax+b\) ta được hệ phương trình: \(\left\{\begin{matrix} 3=a.0 + b\\ 0=a.\frac{3}{5}+b \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=-5\\ b=3 \end{matrix}\right.\)

    Vậy phương trình của đường thẳng đi qua \(A(0; 3)\) và \(B=\left (\frac{3}{5};0 \right )\) là: \(y = - 5x + 3\).

    b) \(a= - 1, b= 3\).

    Phương trình đường thẳng cần tìm là: \(y=-x+3\)

    c) \(a= 0, b= - 3\).

    Phương trình đường thẳng cần tìm là: \(y=-3\)



    Bài 3 trang 42 sgk đại số 10. Viết phương trình \(y = ax + b\) của đường thẳng:

    a) Đi qua điểm \(A(4; 3), B(2;- 1)\).

    b) Đi qua điểm \(A(1;- 1)\) và song song với \(Ox\).

    Giải

    a) Phương trình đường thẳng \(y=ax+b\) đi qua \(A(4; 3)\) và \(B(2;- 1)\) nên tọa độ \(A,B\) thỏa mãn phương trình \(y=ax+b\). Do đó ta có:

    \(3 = a.4 + b\) (1)

    \(- 1 = a.2 + b\) (2)

    Giải hệ (1) và (2) ta được: \(a=2,b=-5\)

    Vậy phương trình đường thẳng \(AB\) cần tìm là: \(y = 2x - 5\).

    b) Trục \(Ox\) có phương trình là \(y=0\). Đường thẳng \(y=ax+b\) song song với \(Ox\) nên \(a=0\), do đó đường thẳng cần tìm có dạng là \(y=b\)

    Đường thẳng \(y=b\) đi qua \(A(1;-1)\) nên tọa độ \(A\) thỏa mãn phương trình đường thẳng, ta có: \(y=-1\)

    Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là: \(y=-1\)





    Bài 4 trang 42 sgk đại số 10. Vẽ đồ thị hàm số.

    a)

    \(y = \left\{ \matrix{
    2x\text{ với }x \ge 0 \hfill \cr
    - {1 \over 2}x\text{ với }x < 0 \hfill \cr} \right.\)

    b)

    \(y = \left\{ \matrix{
    x + 1\text{ với }x \ge 1 \hfill \cr
    - 2x + 4\text{ với }x < 1 \hfill \cr} \right.\)

    Giải

    a) +) Vẽ đường thẳng \(y=2x\) với \(x\ge0\)

    Đường thẳng \(y=2x\) đi qua hai điểm \(A(0;0)\) và \(B(1;2)\). Trên đường thẳng này ta giữ nguyên phần đường thẳng ứng với \(x\ge 0\) còn xóa bỏ phần còn lại ta được đồ thị của đường thẳng \(y=2x\) với \(x\ge0\).

    +) Vẽ đường thẳng \(y=- {1 \over 2}x\) với \(x<0\)

    Đường thẳng \(y=- {1 \over 2}x\) đi qua hai điểm \(A(0;0)\) và \(B(-1;{1 \over 2})\). Trên đường thẳng này ta giữ nguyên phần ứng với \(x<0\) còn xóa bỏ phần còn lại ta được đồ thị của đường thẳng \(y=-{1 \over 2}x\) với \(x<0\)

    Đồ thị của hàm số đã cho là hai đồ thị của hai hàm số \(y=2x\) với \(x\ge0\) và \(y=- {1 \over 2}x\) với \(x<0\)



    [​IMG]

    b) Tương tự phần a đồ thị của hàm số đã cho là hai đồ thị \(y=x + 1\) với \(x \ge 1\) (phần nét liền) và \(y= - 2x + 4\) với \(x < 1\) (phần nét liền)

    [​IMG]