Đại số 10 cơ bản - Chương 4 - Bài 1. Bất đẳng thức

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 79 SGK Đại số 10. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng với mọi giá trị của \(x\)?

    a) \(8x > 4x\); b) \(4x > 8x\);

    c) \(8x^2> 4x^2\); d) \(8 + x > 4 + x\).

    Giải

    Nếu \(x < 0\) thì a) sai;

    Nếu \(x > 0\) thì b) sai;

    Nếu \(x = 0\) thì c) sai;

    d) Đúng với mọi giá trị của \(x\).



    Bài 2 trang 79 sgk đại số 10. Cho số \(x > 5\), số nào trong các số sau đây là nhỏ nhất?

    \(A=\frac{5}{x};\) \(B=\frac{5}{x}+1;\)

    \(C=\frac{5}{x}-1;\) \(D=\frac{x}{5}.\)

    Giải

    Với \(x > 5\) thì \(0<\frac{5}{x}<1\)

    suy ra \(\frac{5}{x}-1<0\) trong khi \(\frac{5}{x}>0\), \(\frac{5}{x}+1>0\), \(\frac{x}{5}>0\), \(\frac{x}{5}+1>0 .\)

    Vậy với cùng số \(x > 5\) thì biểu thức \(C=\frac{5}{x}-1;\) có giá trị nhỏ nhất.



    Bài 3 trang 79 sgk đại số 10. Cho \(a, b, c\) là độ dài ba cạnh của một tam giác.

    a) Chứng minh \((b-c)^2< a^2\);

    b) Từ đó suy ra \(a^2+ b^2+ c^2< 2(ab + bc +ca)\).

    Giải

    a) Ta biết trong một tam giác thì một cạnh luôn nhỏ hơn tổng hai cạnh kia.

    \(a + b > c \Rightarrow a + b - c > 0\)

    \(a + c > b \Rightarrow a + c - b > 0\)

    \(\Rightarrow [a + (b +c)](a - (b - c)) > 0\)

    \( \Rightarrow {a^2} - {(b - c)^2} > 0 \Rightarrow {a^2} > {(b - c)^2}\)

    b) Từ kết quả câu a), ta có:

    \({a^2} + {\rm{ }}{b^2} + {\rm{ }}{c^2} > {\rm{ }}{\left( {b - c} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {a{\rm{ }}-{\rm{ }}c} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {a{\rm{ }} - {\rm{ }}b} \right)^2}\)

    \( \Leftrightarrow {a^2} + {\rm{ }}{b^2} + {\rm{ }}{c^2} > {\rm{ }}{b^2} + {\rm{ }}{c^2}-{\rm{ }}2bc{\rm{ }} + {\rm{ }}{a^2} + {\rm{ }}{c^2}-{\rm{ }}2ac{\rm{ }} + {\rm{ }}{a^2} + {\rm{ }}{b^2}-{\rm{ }}2ab\)

    \( \Leftrightarrow 2\left( {ab{\rm{ }} + {\rm{ }}bc{\rm{ }} + {\rm{ }}ac} \right){\rm{ }} > {a^2} + {\rm{ }}{b^2} + {\rm{ }}{c^2}\)



    Bài 4 trang 79 sgk đại số 10. Chứng minh rằng:

    \({x^3} + {\rm{ }}{y^3} \ge {\rm{ }}{x^2}y{\rm{ }} + {\rm{ }}x{y^2}\), \(∀x ≥ 0, ∀y ≥ 0\).

    Giải

    Ta có: \((x - y)^2\ge 0\Leftrightarrow {x^2} + {\rm{ }}{y^2}-{\rm{ }}2xy{\rm{ }} \ge {\rm{ }}0\)

    \(\Leftrightarrow {x^2} + {\rm{ }}{y^2}-{\rm{ }}xy{\rm{ }} \ge xy\)

    Do \(x ≥ 0, y ≥ 0\)

    \(\Rightarrow x + y ≥ 0\),

    Ta có

    \(\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}y} \right)({x^2} + {\rm{ }}{y^2}-{\rm{ }}xy){\rm{ }} \ge \left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}y} \right)xy\)

    \(\Leftrightarrow {x^3} + {\rm{ }}{y^3} \ge {\rm{ }}{x^2}y{\rm{ }} + {\rm{ }}x{y^2}\)




    Bài 5 trang 79 sgk đại số 10. Chứng minh rằng

    \(x^4- \sqrt {{x^5}} + x - \sqrt x + 1 > 0, ∀x ≥ 0\).

    Giải

    Đặt \(\sqrt x = t, x ≥ 0 \Rightarrow t ≥ 0\).

    Vế trái trở thành: \({t^8} - {t^5} + {t^2} - t + 1 = f(t)\)

    +) Nếu \(t = 0\), hoặc \(t = 1\) thì \(f(t) = 1 >0\)

    +) Với \(0 < t <1\),

    \(f\left( t \right){\rm{ }} = {t^8} + {\rm{ }}({t^2} - {\rm{ }}{t^5}) + 1{\rm{ }} - {\rm{ }}t\)

    \({t^8} > {\rm{ }}0;1{\rm{ }} - {\rm{ }}t{\rm{ }} > {\rm{ }}0,;{t^2} - {\rm{ }}{t^{5}} = {t^3}\left( {1{\rm{ }}-{\rm{ }}t} \right){\rm{ }} > {\rm{ }}0\).

    Suy ra \(f(t) > 0\).

    +) Với \(t > 1\) thì \(f\left( t \right){\rm{ }} = {t^5}({t^3}-{\rm{ }}1){\rm{ }} + {\rm{ }}t\left( {t{\rm{ }} - {\rm{ }}1} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} > {\rm{ }}0\)

    Vậy \(f(t) > 0 ∀t ≥ 0\).

    Hay \(x^4- \sqrt {{x^5}} + x - \sqrt x + 1 > 0, ∀x ≥ 0\).




    Bài 6 trang 79 sgk đại số 10. Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), trên các tia \(Ox, Oy\) lần lượt lấy các điểm \(A\) và \(B\) thay đổi sao cho đường thẳng \(AB\) luôn tiếp xúc với đường tròn tâm \(O\) bán kính \(1\). Xác định tọa độ của \(A\) và \(B\) để đoạn \(AB\) có độ dài nhỏ nhất.

    Giải

    [​IMG]


    Ta có: \(2S_{OAB} = AB.OH = AB\) (vì \(OH = 1\)).

    Vậy diện tích \(∆OAB\) nhỏ nhất khi \(AB\) có độ dài ngắn nhất.

    Vì \(AB = AH + HB\) mà \(AH.HB = OH^2= 1\) nên \(AB\) có giá trị nhỏ nhất khi \(AH = HB\) tức \(∆OAB\) vuông cân: \(OA = OB\) và

    \(AB = 2AH = 2OH = 2\).

    \(AB^2= 4 = 2OA^2= 2OH = OA = OB = \sqrt2\).

    Khi đó tọa độ của \(A, B\) là \(A(\sqrt 2; 0)\) và \(B(0; \sqrt2)\).