Đại số 8 - Chương 1 - Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 47 trang 22 sgk toán 8 tập 1. Phân tích cá đa thức sau thành nhân tử:

    a) $x^2 – xy + x – y$;

    b) $xz + yz – 5(x + y)$;

    c) $3x^2 – 3xy – 5x + 5y$.

    Bài giải:

    a) $x^2 – xy + x – y = (x^2 – xy) + (x - y)$

    $= x(x - y) + (x -y)$

    $= (x - y)(x + 1)$

    b) $xz + yz – 5(x + y) = z(x + y) - 5(x + y)$

    $= (x + y)(z - 5)$

    c) $3x^2 – 3xy – 5x + 5y = (3x^2 – 3xy) - (5x - 5y)$

    $= 3x(x - y) -5(x - y) = (x - y)(3x - 5)$.




    Bài 48 trang 22 sgk toán 8 tập 1. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

    a) $x^2 + 4x – y2 + 4$;

    b) $3x^2 + 6xy + 3y2 – 3z2$;

    c) $x^2 – 2xy + y^2 – z^2 + 2zt – t^2$.

    Bài giải:

    a) $x^2 + 4x – y^2 + 4 = (x^2 + 4x + 4) - y^2$

    $= (x + 2)^2 – y^2 = (x + 2 – y)(x + 2 + y)$

    b) $3x^2 + 6xy + 3y^2 – 3z^2 = 3[(x^2 + 2xy + y^2) – z^2]$

    $= 3[(x + y)^2 – z^2] = 3(x + y – z)(x + y + z)$

    c) $x^2 – 2xy + y^2 – z^2 + 2zt – t^2 = (x^2 – 2xy + y^2) – (z^2 – 2zt + t^2)$

    $= (x – y)^2 – (z – t)^2$

    $= [(x – y) – (z – t)] . [(x – y) + (z – t)]$

    $= (x – y – z + t)(x – y + z – t)$




    Bài 49 trang 22 sgk toán 8 tập 1. Tính nhanh:

    a) $37,5 . 6,5 – 7,5 . 3,4 – 6,6 . 7,5 + 3,5 . 37,5$

    b) $452 + 402 – 152 + 80 . 45.$

    Bài giải:

    a) $37,5 . 6,5 – 7,5 . 3,4 – 6,6 . 7,5 + 3,5 . 37,5$

    $= (37,5 . 6,5 + 3,5 . 37,5) - (7,5 . 3,4 + 6,6 . 7,5)$

    $= 37,5(6,5 + 3,5) - 7,5(3,4 + 6,6)$

    $= 37,5 . 10 - 7,5 . 10$

    $= 375 - 75 = 300.$

    b) $452 + 402 – 152 + 80 . 45 = 452 +2 . 40 . 45 + 402 – 152 $

    $= (40 + 45)2 – 152 = 852 – 152 = (85 – 15)(85 + 15) = 70 . 100 = 7000.$




    Bài 50 trang 23 sgk toán 8 tập 1. Tìm x, biết:

    a) $x(x - 2) + x - 2 = 0$;

    b) $5x(x - 3) - x + 3 = 0$

    Bài giải:

    a) $x(x - 2) + x - 2 = 0$

    $\Leftrightarrow (x - 2)(x + 1) = 0$

    Hoặc $x - 2 = 0 => x = 2$

    Hoặc $x + 1 = 0 => x = -1$

    Vậy $x = -1; x = 2$

    b) $5x(x - 3) - x + 3 = 0$

    $\Leftrightarrow 5x(x - 3) - (x - 3) = 0$

    $\Leftrightarrow (x - 3)(5x - 1) = 0$

    Hoặc $x - 3 = 0 => x = 3$

    Hoặc $5x - 1 = 0 => x = \frac{1}{5}$.

    Vậy $x = \frac{1}{5}; x = 3.$