I. Đặt vấn đề: – Giới thiệu vị trí của Tô Hoài và cảm hứng sáng tác tập Truyện Tây Bắc (xem đề 1). – Nhấn mạnh giá trị nhân đạo được thể hiện trong đoạn trích truyện Vợ chồng A Phủ. II. Giải quyết vấn đề: Khi phân tích giá trị nhân đạo của đoạn trích truyện Vợ chồng A Phủ cần làm rõ các ý cơ bản sau: Tiếng nói đồng cảm với thân phận cùng khổ của người lao động nghèo miền núi trước Cách mạng.Họ bị áp bức, đè nén trong đau khổ, bất hạnh triền miên, chồng chất: – Cha mẹ Mị vay tiền của nhà thống lí từ khi cưới nhau, năm nào cũng phải trả lãi một nương ngô mà đến già vẫn chưa hết nợ… – Mị – người con gái trẻ trung, tài hoa, tràn đầy sức sống đã bị đày đọa cả về thể chất lẫn tinh thần đến mức hóa thành chai sạn, đờ đẫn, vô cảm. Cứ mỗi lần sức sống trong cô trỗi dậy, cô lại bị vùi dập, chà đạp nhiều hơn… – A Phủ – bị đánh đập, hành hạ, bị biến thành nô lệ, bị bắt trói đến gần chết… Tiếng nói khẳng định, ngợi ca những vẻ đẹp tiểm ẩn trong tâm hồn người lao động miền Tây Bắc: – Đó là nguồn sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị được biểu hiện qua khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tinh thần phản kháng, lòng vị tha… – Đó là bản tính ngang tàng, gan góc, táo bạo, khát vọng sống tự do ở A Phủ… Nhận xét nghệ thuật thể hiện và rút ra nét mới mẻ trong cảm hứng nhân đạo của Tô Hoài. Có thể so sánh phần kết của đoạn trích của truyện ngắn này với một số tác phẩm trước Cách mạng (Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Lão Hạc, Chí Phèo (Nam Cao)…) để thấy nét mới trong cảm hứng nhân đạo của Tô Hoài. III. Kết thúc vấn đề: Tác giả Vợ chồng A Phủ đã tiếp nối truyền thống nhân đạo của văn học giai đoạn trước. Đồng thời góp phán hình thành một “chủ nghĩa nhân đạo mới” trong văn học Cách mạng.