Dàn ý: Giá trị nhân văn trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Dàn ý: Giá trị nhân văn trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

    Bài làm:

    I. Mở bài:

    Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
    Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của ông.
    Kịch Lưu Quang Vũ giàu giá trị nhân văn. Đoạn trích trong cảnh VII (Hồn Trương Ba, da hàng thịt) trong sách giáo khoa thể hiện rõ điều đó.

    II. Thân bài

    1. Khái niệm nhân văn:
    Nhân văn có nghĩa là những vẻ đẹp vốn có ở con người.
    Những biểu hiện của giá trị nhân văn trong tác phẩm văn học:
    – Miêu tả chân thực cuộc sống, tâm hồn, tư tưởng và tình cảm của con người.
    – Khảng ddihj và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người
    – Đề cao khát vọng hạnh phúc..
    – Lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên quyền sống của con người, phá vỡ hạnh phúc tự do vốn có của con người.
    Một tác phẩm có giá trị nhân văn là tác phẩm thể hiện con người với những nét đẹp của nó. Đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm cách, hướng đến sự khẳng định và đề cao vẻ đẹp của con người. Tính nhân văn chính là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại và nó được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.

    2. Phân tích giá trị nhan văn trong đoạn trích:
    – Hoàn cảnh trớ trêu của hồn Trương Ba, khi phải sống nhờ thân xác anh hàng thịt.
    – Khắc họa tâm trạng đau đớn, day dứt của hồn Trương Ba khi không được sống là mình.
    3. Ý nghĩa giá trị nhân văn trong đoạn trích:
    – Lưu Quang Vũ đã khẳng định, tôn trọng cái cá thể, khẳng định vị trí, vai trò của cá nhân trong xã hội.
    – Trân trọng nhũng phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Trương Ba.
    – Đồng cảm với nỗi khổ đau và những mâu thuẫn, dằn vặt của nhân vật.
    – Tác giả đã tranh đấu để nhân cách con người ngày càng hoàn thiện.

    III. Kết luận:

    Đoạn trích buộc người đọc (người xem) phải suy nghĩ để sống tốt hơn. Đó là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Khát vọng sống là chính mình của Hồn Trương Ba là khát vọng chính đáng, cần được tôn trọng và phát huy trong đời sống. Tác giả Lưu Quang Vũ đã chọn được một đề tài vừa mang tính thời sự, vừa có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Từ đó tác giả đã nêu lên được một triết lý sống đẹp đẽ đối với mọi thời đại.