Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh I. Mở bài Truyện ngắn Tôi đi học thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong lần dầu tiên được đến trường. II. Thân bài Tâm trạng của nhân vật tôi khi trên đường đến trường: Cảm thấy trang trọng và đứng đắn hơn trong bộ đồng phục mới cùng sách vở trên tay. Lòng tưng bừng rộn rã khi dược mẹ hiền âu yếm nắm tay dẫn đi trên con đường làng quen thuộc dài và hẹp. Cậu thấy mọi thứ xung quanh như đang có sự thay đổi lớn. Tất cả đều trở nên mới mẻ và có phần nghiêm trang, trọng đại. Nhân vật tối thấy bâng khuâng, tự hào khi thấy mình đã lớn khôn. Cậu muốn thử sức mình cầm bút thước. Tâm trạng của nhân vật tôi khi đứng trước sân trường: Khi đứng trước ngôi trường, nhân vật tôi càng hồi hộp, bỡ ngỡ và ngạc nhiên bởi khung cảnh đông vui, nhộn nhiệp và náo nhiệt cuarhocj sinh và phụ huynh trong ngày tựu trường. Cảm thấy trường của mình vừa xinh xắn vừa oai nghiêm. Thực tế, ngôi trường vẫn thế, như lúc trước cậu thường đi bẫy chim ngang đây. Thế nhưng, lúc đó, ngôi trường đối với cậu khong có gì ấn tượng. Giờ đây, cậu sắp trở thành học sinh của trường, mọi thứ sẽ gắn kết với cậu từ đây về sau. Nó sẽ là một phần trong cuộc đời cậu. mặt khác, trong ngày khai trường, tất cả được sửa sang thêm phần mới mẻ và nghiêm trang. Thế nên, cảm giác thấy ngôi trương trở nên oai nghiêm, to lớn hơn thường ngày là vậy. Đứng giữa sân trường rộng, chú bé đâm ra lo sợ vẩn vơ. Một nỗi lo sợ vu vơ mà cả chính bản thân cậu cũng khong hiểu nổi. Đó là lần đầu tiên cậu ở trong một đám đông nhieuf người đến thế. Lại thêm sắp diễn ra một sự kiện trọng đâị trong cuộc đời cau,thế nên, những cảm xúc cứ dồn dập, khiến cậu bối rối đấy thôi. Nhân vật tôi cũng như nhiều cậu học trò khác, bỡ ngỡ đúng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa và đi từng bước nhẹ. Đó là cái tính rụt rè của trẻ thơ khi ở trong đám đông xa lạ. Nỗi lo lắng và sợ hãi của những cậu học trò mới lây lan ra xung quanh, bao trùm lên khắp sân trường. Tâm trạng của nhân vật tôi khi trống trường vang lên báo hiệu đến giờ vào lớp: Nhân vật tôi cảm thấy mình bơ vơ, vụng về, lúng túng, khong biết nên làm gì. Lúc nghe ông đốc học đọc tên từng người, chú bé xúc động, hồi hộp đến độ quả tim như ngừng đập. Cậu giật mình lúng túng, quên cả có mẹ đứng sau mình. Tâm trạng của nhân vật tôi khi bước vào lớp học: Cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ dâng lên man mác trong lòng khi chú bé vào lớp học, cảm thấy một mùi hương lạ xông lên. Thấy lạ lạ và hay hay khi mắt hướng về những tấm hình treo trên tường. Cậu lạm nhận chỗ ngồi ấy là của mình và người bạn tí hơn bên cạnh cũng là bạn của mình luôn. Một sự lạm nhận dễ thương của trẻ thơ khiến ai cũng mỉm cười cảm thông. Cậu mơ màng nhìn theo con chim bên cửa sổ rồi bay vào bầu trời rộng lớn. Cánh chim mang theo ước mơ, khát vọng của nhân vật tôi muốn được tung cánh trên bầu trời. Và không có sức mạnh nào khác ngoài trường học, thầy cô và tri thức sẽ giúp chú thực hiện được ước mơ ấy. Kết bài Cảm giác của nhân vật diễn biến theo trìnhtự thời gian và không gian. Lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dắt đi trên con đường làng. Sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trông vang lên, nghe ông đốc học đọc tên và dặn dò. Cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp. Đó là một trật tự hợp lí, phù hợp với tâm lí trẻ thơ. Có lẽ, Thanh Tịnh đã rất am hiểu tâm lí trẻ thơ mới có thể viết nên những trang văn xúc động đến thế.