Dàn ý phân tích Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng) Bài làm: Mở bài: Giới thiệu Phạm Văn Đồng, và tác phẩm nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà giáo dục, nhà lí luận văn hóa. – Cạnh những bộn bề trong công việc chính trị, ngoại giao, ông dành thời gian tìm hiểu về danh nhân Việt Nam như: Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh. – Tác phẩm ra đời vào năm 1888, kỉ niệm 75 năm ngày mất Nguyễn Đình Chiểu. Thân bài: 1. Mục đích nghị luận của tác giả khi viết tác phẩm này: Nghị luận nhằm đánh giá cao cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. 2. Yêu cầu: Nghị luận về nhà thơ, về văn chương cần nắm chắc về tác giả đó. 3. Cách thức nghị luận: – Cách đặt vấn đề: luận đề có ý nghĩa bao trùm, từ ngữ ngắn gọn… – Cách chọn và đặt luận điểm – Chọn ba luận điểm: + Cuộc đời và quan niệm thơ văn + Về văn thơ yêu nước + Về truyện Lục Vân Tiên – Luận điểm một và hai có sực nặng hơn quan trọng đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu tác giả đặt ở đầu: – Luận điểm ba nhẹ hơn ở cuối – Cách chọn luận cứ cho từng luận điểm – Ba luận điểm đều triển khai ý của luận đề tạo sự logic chặt chẽ, thống nhất, lập luận theo kiểu đòn bẩy. – Lời văn, câu văn, từ ngữ, nghệ thuật so sánh thể hiện tài năng, tình cảm, cảm xúc của người viết. Kết bài: – Khẳng định đây là bài văn nghị luận mẫu mực. – Đóng góp của Phạm Văn Đồng cho nền văn học nghệ thuật