Dàn ý phân tích: nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính,...

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước” (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyển tập, NXB Giáo dục, 2001)

    Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến trên.

    Bài làm:

    Mở bài:

    Đặng Thai Mai là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Có thể nói, ông dành cả cuộc đời cho công tác nghiên cứ và phê bình. Đặc biệt là nèn văn học Việt Nam với những biểu hiện đa dạng của nó. Đánh giá về nền văn học Việt Nam. Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”

    Thân bài:

    + Cuộc sống của con người Việt Nam phong phú, đa dạng, thơ văn Việt Nam đã phản ánh cuộc sống đó
    + Văn học yêu nước là một chủ lưu xuyên suốt văn học Việt Nam.
    – Lí giải nguyên nhân: để tồn tại bên cạnh các thế lực quân sự hùng mạnh, nhiều tham vọng, dân tộc Việt Nam đã phải luôn chú tâm phòng bị và chiến đấu kiên cường để giữ vững nền độc lập của mình. Do hoàn cảnh đặc biệt đó, chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước. Đặc điểm đó xuyên suốt từ xưa đến nay
    – Dẫn chứng: Nam quốc sơn hà; Hịch tướng sĩ; Đại cáo bình Ngô;Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập, thơ Tố Hữu, thơ Chế Lan Viên, thơ Chính Hữu…

    Kết bài:

    Trên thế giới, mỗi dân tộc có hoàn cảnh riêng, số phận riêng, là người Việt Nam, cần nắm được hoàn cảnh lịch sử của đất nước và đặc điểm văn học của dân tộc mình. Đó cũng là một cách nhớ đến công lao và tâm sức của cha ông ta. Ý kiến của Đặng Thai Mai giúp chúng ta nhìn rõ và khắc sâu những điều đó.