Dàn ý phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương trong trang kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Dàn ý phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương trong trang kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

    Bài làm:

    Dàn ý vẻ đẹp sông Hương trong trang kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

    A.Yêu cầu chung:

    – Tập trung làm nổi bật vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên qua giá trị văn hóa, lịch sử,…
    – Những đặc sắc trong lối viết của tác phẩm thông qua thể kí.
    – Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, quê hương xứ sở của nhà văn.

    B.Dàn bài:

    I.Đặt vấn đề

    – Hoàng Phủ Ngọc Tường quê Triệu Phong – Quảng Trị, nhưng học ở Huế – từng tốt nghiệp Đại học ở Huế.
    – Là nhà văn chuyên viết bút kí thể hiện sự kết hợp giữa trí tuệ và trữ tình, một vốn kiến thức uyên thâm. Lối hàng văn hướng nội súc tích, mê đắm, tài hoa.
    – Ai đã đặt tên cho dòng sông? Viết theo thể kí và là tên của tập kí xuất bản (1986).
    – Đoạn trích SGK – trích phần thứ nhất – ca ngợi vẻ đẹp sông Hương – Huế.

    II.giải quyết vấn đề

    1. Vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên:
    – Vẻ đẹp sông Hương khi chảy ở thượng nguồn: huyền bí, dữ dội, hoang sơ như cô gái Di – gan.
    – Vẻ đẹp sông Hương khi chảy ở đồng bằng: đổi dòng liên tục, trầm mặc, cổ kính, chuẩn bị hành trình tìm gặp người tình.
    – Vẻ đẹp sông Hương khi chảy trong thành phố Huế: êm đềm, lững lờ, yên ả, lưu luyền, bịn rịn khi chia tay thành phố Huế.

    2. Sông Hương với những vẻ đẹp về văn hóa
    – Đây là dòng sông âm nhạc là nơi sinh thành ra toàn bộ nền âm nhạc cổ điển ở Huế. Là cảm hứng để Nguyễn Du viết lên khúc đàn của nàng Kiều.
    – Đây là dòng sông thi ca – một dòng sông thi ca không lặp lại mình
    + Là vẻ đẹp mơ màng “Dòng sông trắng – là cây xanh” trong thơ Tản Đàn
    + Vẻ đẹp hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh” Cao Bá Quát
    + Nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan
    + Sức mạnh phục sinh tâm hồn trong thơ Tố Hữu. Sông Hương luôn là đề tài gợi cảm hứng mới mẻ, bất tận cho các thi nhân.
    – Đây là dòng sông gắn liền với vẻ đẹp tâm hồn, những phong tục của người dân xứ Huế
    + Màu sương khói trên sông Hương giống như màu áo điều lục, một sắc áo cưới của cô dâu trẻ trong sương giáng.
    + Vẻ đẹp trầm mặc, sâu lắng của dòng sông Hương như một nét riêng trong vẻ đẹp tâm hồn của người xứ Huế: dịu dàng và trầm tư.

    3.Dòng sông Hương với lịch sử hào hùng của mảnh đất cố đô
    – Là một dòng sông anh hùng.
    + Từ xa xưa
    + Thời chống Pháp
    + Thời chống Mĩ
    – Sông Hương cùng thành phố Huế chịu nhiều đau thương mất mát
    + Sông Hương như một người con gái anh hùng – hiến đời mình làm một chiến công.
    + Sông Hương như một bản sử thi – trữ tình; một bản hùng ca dịu dàng tươi mát

    4. Nhan đề và câu kết bằng một câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
    – Ca ngợi vẻ đẹp dòng sông, gợi biểu cảm, trạng thái ngỡ ngàng trước vẻ đẹp sông Hương.

    5. Nghệ thuật
    – Phong cách viết kí: phóng túng, tài hoa thể hiện am hiểu kiến thức văn hóa, địa lý, lịch sử.
    – Giàu chất trữ tình lãng mạn.

    III.Kết thúc vấn đề

    – Thể hiện bản tình ca ca ngợi vẻ đẹp sông Hương, ca ngợi vẻ đẹp Huế, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước.
    – Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là thi sĩ của thiên nhiên, một cuốn từ điển sống về Huế, một cây bút giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.