Dàn ý: Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm Dàn ý Yêu cầu: Về nội dung: Phân tích làm rõ tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, do nhân dân làm nền, nhân dân xây dựng, nhân dân bảo vệ. Tư tưởng này được thể hiện trong khám phá của Nguyễn Khoa Điềm qua một số khía cạnh: Đất Nước gắn với câu chuyện dân gian, Đất Nước gắn với không gian địa lí, Đất Nước gắn với thời gian lịch sử, Đất Nước gắn với phong tục, tập quán, văn hóa, ao ước, lối sống của nhân dân. Về nghệ thuật – Tính triết luận mà không khô khan (viết về vấn đề chính trị đặt trong thể thơ mới, thể loại trường ca). – Giọng điệu trữ tìn mượt mà đằm thắm – Hình ảnh, chất liệu dân gian in đậm suốt bài thơ Dàn ý: Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và trường ca Mặt đường khát vọng. Nguyễn Khoa Điềm thường viết về Tổ quốc, nhân dân. Ông đượcn đào tạo trong Trường đại học sư phạm Hà Nội. Tác phẩm thành công lớn của ông đó là trường ca Mặt đường khát vọng, đặt biệt chương V với nhan đề Đất Nước. Thân bài Lịch sử vấn đề của tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”: Tư tưởng này không phải là mới bởi trước đó các nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị đã nhìn ra vai trò quan trọng của người dân với Đất Nước. Tuy nhiên cái mới của tư tưởng nay: mang tính đại chúng, được thể hiện rõ nét và sâu sắc. Tư tưởng” Đất Nước của Nhân dân” đó là Nhân dân làm ra Đất Nước Vì vậy tác giả đã lựa chọn cho mình một chất liệu văn hóa phù hợp đó là văn hóa dân gian. Cả bài Đất Nước như được kết nối bởi những ý của câu ca dao, dân ca những truyện cổ tích… Tư tưởng “ Đất Nước của nhân dân” được tác giả triển khai trên 3 bình diện + Không gian, địa lí, lãnh thổ + Thời gian lịch sử + Phong tục, tập quán, văn hóa lâu đời Khái quát khẳng định: “ Đất nước của nhân dân” , Đất nước do Nhân dân làm nên Nghệ thuật: – Thơ trữ tình triết luận không khô khan mặc dù viết về vấn để rất khô khan: Đất Nước – Hình ảnh thơ lấy từ chất liệu dân gian: ca dao, tục ngữ, câu chuyện dân gian. – GIọng điệu mượt mà, trữ tình,sự phân thân đối đáp anh – em khiến bài thơ như câu chuyện tâm tình của đôi lứa yêu nhau. Kết luận: Khẳng định giá trị bài thơ – đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm