Dạng toán rút gọn, tính giá trị biểu thức lớp 8&9 _ Kì 6

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 16:
    Cho $x$ là số thực dương thỏa mãn điều kiện ${{x}^{2}}-x-1=0$. Tính giá trị của các biểu thức $A={{x}^{2}}-\frac{1}{{{x}^{2}}}$ ; $B={{x}^{7}}+\frac{1}{{{x}^{7}}}$ ; $C=\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}}$.
    Lời giải:
    Ta có ${{x}^{2}}-x-1=0\Leftrightarrow x-1-\frac{1}{x}=0\Leftrightarrow x-\frac{1}{x}=1$ (chia cả hai vế cho $x>0$).
    Do đó ${{\left( x-\frac{1}{x} \right)}^{2}}=1\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2+\frac{1}{{{x}^{2}}}=1\Leftrightarrow {{x}^{2}}+\frac{1}{{{x}^{2}}}=3\Leftrightarrow {{\left( x+\frac{1}{x} \right)}^{2}}=5$
    Vì $x>0$ nên $x+\frac{1}{x}=\sqrt{5}$
    Do đó $A={{x}^{2}}-\frac{1}{{{x}^{2}}}=\left( x-\frac{1}{x} \right)\left( x+\frac{1}{x} \right)=1.\sqrt{5}=\sqrt{5}$.
    Ta có ${{x}^{3}}+\frac{1}{{{x}^{3}}}={{\left( x+\frac{1}{x} \right)}^{3}}-\left( x+\frac{1}{x} \right)={{\left( \sqrt{5} \right)}^{3}}-\sqrt{5}=4\sqrt{5}$.
    Ta có ${{x}^{4}}+\frac{1}{{{x}^{4}}}={{\left( {{x}^{2}}+\frac{1}{{{x}^{2}}} \right)}^{2}}-2={{3}^{2}}-2=7$.
    Ta có $\left( {{x}^{3}}+\frac{1}{{{x}^{3}}} \right)\left( {{x}^{4}}+\frac{1}{{{x}^{4}}} \right)={{x}^{7}}+\frac{1}{{{x}^{7}}}+x+\frac{1}{x}$
    Do đó $B={{x}^{7}}+\frac{1}{{{x}^{7}}}=\left( {{x}^{3}}+\frac{1}{{{x}^{3}}} \right)\left( {{x}^{4}}+\frac{1}{{{x}^{4}}} \right)-\left( x+\frac{1}{x} \right)=4\sqrt{5}.7-\sqrt{5}=27\sqrt{5}$.
    Ta có $x+\frac{1}{x}=\sqrt{5}\Leftrightarrow x+2+\frac{1}{x}=2+\sqrt{5}\Leftrightarrow {{\left( \sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}} \right)}^{2}}=2+\sqrt{5}$
    Vậy $C=\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}}=\sqrt{2+\sqrt{5}}$.


    Bài 17:
    Cho biểu thức $A=\sqrt{x+2\sqrt{x-1}}+\sqrt{x-2\sqrt{x-1}}$ với $x\ge 1$.
    a) Rút gọn biểu thức $A$.
    b) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $A$.
    Lời giải:
    a) $A=\sqrt{x+2\sqrt{x-1}}+\sqrt{x-2\sqrt{x-1}}$
    $A=\sqrt{x-1+2\sqrt{x-1}+1}+\sqrt{x-1-2\sqrt{x-1}+1}$
    $A=\sqrt{{{\left( \sqrt{x-1}+1 \right)}^{2}}}+\sqrt{{{\left( \sqrt{x-1}-1 \right)}^{2}}}$
    $A=\left| \sqrt{x-1}+1 \right|+\left| \sqrt{x-1}-1 \right|$
    $A=\sqrt{x-1}+1+\left| \sqrt{x-1}-1 \right|$ (vì $\sqrt{x-1}+1>0$)
    Nếu $\sqrt{x-1}-1\ge 0\Leftrightarrow \sqrt{x-1}\ge 1\Leftrightarrow x\ge 2$ thì $A=2\sqrt{x-1}$.
    Nếu $\sqrt{x-1}-1\le 0\Leftrightarrow \sqrt{x-1}\le 1\Leftrightarrow 1\le x\le 2$ thì $A=2$.

    b)
    Cách 1:
    Khi $x\ge 2$ thì $x-1\ge 1\Leftrightarrow 2\sqrt{x-1}\ge 2$ hay $A\ge 2$
    Theo kết quả câu a) thì $A\ge 2$ với mọi $x\ge 1$.
    Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $1\le x\le 2$.
    Vậy $\min A=2$ đạt được khi $1\le x\le 2$.
    Cách 2:
    Áp dụng bất đẳng thức $\left| x \right|+\left| y \right|\ge \left| x+y \right|$ với mọi $x,y$. Dấu “=” xảy ra khi $xy\ge 0$.
    Theo câu a) ta có:
    $A=\left| \sqrt{x-1}+1 \right|+\left| \sqrt{x-1}-1 \right|$
    $A=\left| \sqrt{x-1}+1 \right|+\left| 1-\sqrt{x-1} \right|\ge \left| \sqrt{x-1}+1+1-\sqrt{x-1} \right|=2$ với mọi $x\ge 1$.
    Dấu “=” xảy ra khi $\left( \sqrt{x-1}+1 \right)\left( 1-\sqrt{x-1} \right)\ge 0\Leftrightarrow 1-\left( x-1 \right)\ge 0\Leftrightarrow x\le 2$.
    Kết hợp với ĐKXĐ ta được: $\min A=2$ đạt được khi $1\le x\le 2$.
    Nhận xét:
    Cách 2 thường được áp dụng trong trường hợp đề bài không có câu a).


    Bài 18:
    Cho biểu thức $A=\sqrt{x+2+\sqrt{2x+3}}-\sqrt{x+2-\sqrt{2x+3}}$ với $x\ge -\frac{3}{2}$.
    a) Rút gọn biểu thức $A$.
    b) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $A$.
    Lời giải:
    a)
    Cách 1:
    Dễ thấy $\sqrt{x+2+\sqrt{2x+3}}\ge \sqrt{x+2-\sqrt{2x+3}}$ nên $A\ge 0$ với mọi $x\ge -\frac{3}{2}$.
    Bình phương hai vế của biểu thức $A$ ta được:
    ${{A}^{2}}=x+2+\sqrt{2x+3}+x+2-\sqrt{2x+3}-2\sqrt{\left( x+2+\sqrt{2x+3} \right)\left( x+2-\sqrt{2x+3} \right)}$
    ${{A}^{2}}=2x+4-2\sqrt{{{x}^{2}}+4x+4-2x-3}$
    ${{A}^{2}}=2x+4-2\sqrt{{{\left( x+1 \right)}^{2}}}=2x+4-2\left| x+1 \right|$
    Nếu $x+1\ge 0$ hay $x\ge -1$ thì $\left| x+1 \right|=x+1$, khi đó ${{A}^{2}}=2$ hay $A=\sqrt{2}$.
    Nếu $x+1<0$ hay $-\frac{3}{2}\le x<-1$ thì $\left| x+1 \right|=-x-1$, khi đó ${{A}^{2}}=4x+6$ hay $A=\sqrt{4x+6}$.
    Cách 2:
    $A=\sqrt{x+2+\sqrt{2x+3}}-\sqrt{x+2-\sqrt{2x+3}}$
    $A\sqrt{2}=\sqrt{2x+4+2\sqrt{2x+3}}-\sqrt{2x+4-2\sqrt{2x+3}}$
    $A\sqrt{2}=\sqrt{2x+3+2\sqrt{2x+3}+1}-\sqrt{2x+3-2\sqrt{2x+3}+1}$
    $A\sqrt{2}=\sqrt{{{\left( \sqrt{2x+3}+1 \right)}^{2}}}-\sqrt{{{\left( \sqrt{2x+3}-1 \right)}^{2}}}$
    $A\sqrt{2}=\left| \sqrt{2x+3}+1 \right|-\left| \sqrt{2x+3}-1 \right|$
    $A\sqrt{2}=\sqrt{2x+3}+1-\left| \sqrt{2x+3}-1 \right|$
    Nếu $\sqrt{2x+3}-1\ge 0\Leftrightarrow \sqrt{2x+3}\ge 1\Leftrightarrow 2x+3\ge 1\Leftrightarrow x\ge -1$ thì $A\sqrt{2}=2$ hay $A=\sqrt{2}$.
    Nếu $\sqrt{2x+3}-1<0\Leftrightarrow -\frac{3}{2}\le x<-1$ thì $A\sqrt{2}=2\sqrt{2x+3}$ hay $A=\sqrt{4x+6}$.
    b)
    Cách 1:
    Với $-\frac{3}{2}\le x<-1\Leftrightarrow -3\le 2x<-2\Leftrightarrow 0\le 2x+3<1\Leftrightarrow 0\le 4x+6<2$ hay $0\le A<\sqrt{2}$.
    Theo kết quả câu a) thì $0\le A\le \sqrt{2}$ với mọi $x\ge -\frac{3}{2}$. $A=\sqrt{2}$ khi và chỉ khi $x\ge -1$.
    Vậy $\max A=\sqrt{2}$ đạt được khi $x\ge -1$.
    Cách 2:
    Áp dụng bất đẳng thức $\left| x \right|-\left| y \right|\le \left| x-y \right|$ với mọi $x,y$. Dấu “=” xảy ra khi $y\left( x-y \right)\ge 0$.
    Theo câu a) ta có
    $A\sqrt{2}=\left| \sqrt{2x+3}+1 \right|-\left| \sqrt{2x+3}-1 \right|\le \left| \sqrt{2x+3}+1-\sqrt{2x+3}+1 \right|=2$ hay $A\le \sqrt{2}$.
    Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi$\left( \sqrt{2x+3}-1 \right)\left( \sqrt{2x+3}+1-\sqrt{2x+3}+1 \right)\ge 0\Leftrightarrow \sqrt{2x+3}-1\ge 0\Leftrightarrow x\ge -1$.
    Vậy $\max A=\sqrt{2}$ đạt được khi $x\ge -1$.