Dạng toán rút gọn, tính giá trị biểu thức lớp 8&9 _ Kì 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tác giả: ĐOÀN VĂN TRÚC
    --------- ---------

    Bài 22:

    a) Cho $0<x<1$. Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào biến
    $A=\left( \frac{\sqrt{1+x}}{\sqrt{1+x}-\sqrt{1-x}}+\frac{1-x}{\sqrt{1-{{x}^{2}}}+x-1} \right)\left( \sqrt{\frac{1}{{{x}^{2}}}-1}-\frac{1}{x} \right)$.
    b) Tính giá trị của biểu thức $B=\frac{1+2x}{1+\sqrt{1+2x}}+\frac{1-2x}{1-\sqrt{1-2x}}$ với $x=\frac{\sqrt{3}}{4}$.
    Giải:
    a) $A=\left( \frac{\sqrt{1+x}}{\sqrt{1+x}-\sqrt{1-x}}+\frac{1-x}{\sqrt{1-{{x}^{2}}}+x-1} \right)\left( \sqrt{\frac{1}{{{x}^{2}}}-1}-\frac{1}{x} \right)$
    $A=\left[ \frac{\sqrt{1+x}}{\sqrt{1+x}-\sqrt{1-x}}+\frac{\sqrt{{{\left( 1-x \right)}^{2}}}}{\sqrt{\left( 1-x \right)\left( 1+x \right)}-\sqrt{{{\left( 1-x \right)}^{2}}}} \right]\left( \sqrt{\frac{1-{{x}^{2}}}{{{x}^{2}}}}-\frac{1}{x} \right)$
    $A=\left[ \frac{\sqrt{1+x}}{\sqrt{1+x}-\sqrt{1-x}}+\frac{\sqrt{1-x}}{\sqrt{1+x}-\sqrt{1-x}} \right]\left( \frac{\sqrt{1-{{x}^{2}}}-1}{x} \right)$
    $\begin{align}
    & A=\left[ \frac{\sqrt{1+x}+\sqrt{1-x}}{\sqrt{1+x}-\sqrt{1-x}} \right]\left( \frac{\sqrt{1-{{x}^{2}}}-1}{x} \right) \\
    & A=\frac{{{\left( \sqrt{1+x}+\sqrt{1-x} \right)}^{2}}}{\left( \sqrt{1+x}-\sqrt{1-x} \right)\left( \sqrt{1+x}+\sqrt{1-x} \right)}\left( \frac{\sqrt{1-{{x}^{2}}}-1}{x} \right) \\
    & A=\frac{2+2\sqrt{1-{{x}^{2}}}}{2x}\left( \frac{\sqrt{1-{{x}^{2}}}-1}{x} \right)=\frac{\left( 1-{{x}^{2}} \right)-1}{{{x}^{2}}}=-1 \\
    \end{align}$
    Vậy giá trị biểu thức $A=\left( \frac{\sqrt{1+x}}{\sqrt{1+x}-\sqrt{1-x}}+\frac{1-x}{\sqrt{1-{{x}^{2}}}+x-1} \right)\left( \sqrt{\frac{1}{{{x}^{2}}}-1}-\frac{1}{x} \right)$ không phụ thuộc vào biến.

    b) Ta có $1+2x=1+\frac{2\sqrt{3}}{4}=\frac{4+2\sqrt{3}}{4}={{\left( \frac{\sqrt{3}+1}{2} \right)}^{2}}\Rightarrow \sqrt{1+2x}=\frac{\sqrt{3}+1}{2}$
    $1-2x=1-\frac{2\sqrt{3}}{4}=\frac{4-2\sqrt{3}}{4}={{\left( \frac{\sqrt{3}-1}{2} \right)}^{2}}\Rightarrow \sqrt{1-2x}=\frac{\sqrt{3}-1}{2}$
    Do đó $B=\frac{{{\left( \frac{\sqrt{3}+1}{2} \right)}^{2}}}{1+\frac{\sqrt{3}+1}{2}}+\frac{{{\left( \frac{\sqrt{3}-1}{2} \right)}^{2}}}{1-\frac{\sqrt{3}-1}{2}}=\frac{{{\left( \sqrt{3}+1 \right)}^{2}}}{2\left( 3+\sqrt{3} \right)}+\frac{{{\left( \sqrt{3}-1 \right)}^{2}}}{2\left( 3-\sqrt{3} \right)}=\frac{\sqrt{3}+1}{2\sqrt{3}}+\frac{\sqrt{3}-1}{2\sqrt{3}}=\frac{2\sqrt{3}}{2\sqrt{3}}=1$.


    Bài 23:

    a) Cho x, y, z là các số thực dương thỏa mãn xy + yz + zx = 1.
    Tính giá trị biểu thức $A=x\sqrt{\frac{\left( 1+{{y}^{2}} \right)\left( 1+{{z}^{2}} \right)}{1+{{x}^{2}}}}+y\sqrt{\frac{\left( 1+{{z}^{2}} \right)\left( 1+{{x}^{2}} \right)}{1+{{y}^{2}}}}+z\sqrt{\frac{\left( 1+{{x}^{2}} \right)\left( 1+{{y}^{2}} \right)}{1+{{z}^{2}}}}$.
    b) Chứng minh rằng giá trị biểu thức sau là một số hữu tỉ.
    $B=\frac{1}{2\sqrt{1}+1\sqrt{2}}+\frac{1}{3\sqrt{2}+2\sqrt{3}}+\frac{1}{4\sqrt{3}+3\sqrt{4}}+...+\frac{1}{2025\sqrt{2024}+2024\sqrt{2025}}$.
    Giải:
    a) Ta có $xy+yz+zx=1$
    Do đó $1+{{x}^{2}}={{x}^{2}}+xy+yz+zx=x\left( x+y \right)+z\left( x+y \right)=\left( x+y \right)\left( x+z \right)$.
    Tương tự ta được: $1+{{y}^{2}}=\left( y+z \right)\left( y+x \right)$; $1+{{z}^{2}}=\left( z+x \right)\left( z+y \right)$.
    Do đó $x\sqrt{\frac{\left( 1+{{y}^{2}} \right)\left( 1+{{z}^{2}} \right)}{1+{{x}^{2}}}}=x\sqrt{\frac{\left( y+z \right)\left( y+x \right)\left( z+x \right)\left( z+y \right)}{\left( x+y \right)\left( x+z \right)}}=x\left( y+z \right)=xy+zx$.
    Tương tự ta được: $y\sqrt{\frac{\left( 1+{{z}^{2}} \right)\left( 1+{{x}^{2}} \right)}{1+{{y}^{2}}}}=xy+yz$; $z\sqrt{\frac{\left( 1+{{x}^{2}} \right)\left( 1+{{y}^{2}} \right)}{1+{{z}^{2}}}}=zx+yz$.
    Vậy $A=2\left( xy+yz+zx \right)=2.1=2$.

    b) Số hạng tổng quát có dạng $\frac{1}{\left( k+1 \right)\sqrt{k}+k\sqrt{k+1}}$ với $k\in {{\mathbb{N}}^{*}}$.
    Ta có $\frac{1}{\left( k+1 \right)\sqrt{k}+k\sqrt{k+1}}=\frac{1}{\sqrt{k}.\sqrt{k+1}\left( \sqrt{k+1}+\sqrt{k} \right)}=\frac{\sqrt{k+1}-\sqrt{k}}{\sqrt{k}.\sqrt{k+1}}=\frac{1}{\sqrt{k}}-\frac{1}{\sqrt{k+1}}$.
    Cho k nhận giá trị lần lượt từ 1 đến 2024 ta được:
    $\frac{1}{2\sqrt{1}+1\sqrt{2}}=\frac{1}{\sqrt{1}}-\frac{1}{\sqrt{2}}$
    $\frac{1}{3\sqrt{2}+2\sqrt{3}}=\frac{1}{\sqrt{2}}-\frac{1}{\sqrt{3}}$
    $\frac{1}{4\sqrt{3}+3\sqrt{4}}=\frac{1}{\sqrt{3}}-\frac{1}{\sqrt{4}}$
    …………………….
    $\frac{1}{2025\sqrt{2024}+2024\sqrt{2025}}=\frac{1}{\sqrt{2024}}-\frac{1}{\sqrt{2025}}$
    Cộng các đẳng thức trên vế theo vế ta được: $B=\frac{1}{\sqrt{1}}-\frac{1}{\sqrt{2025}}=1-\frac{1}{45}=\frac{44}{45}$ là số hữu tỉ.


    Bài 24:

    a) Chứng minh nếu $a{{x}^{3}}=b{{y}^{3}}=c{{z}^{3}}$ và $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=1$ thì $\sqrt[3]{a{{x}^{2}}+b{{y}^{2}}+c{{z}^{2}}}=\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}$.
    b) Cho $x=\sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}}$. Tính giá trị biểu thức $A={{\left( {{x}^{3}}-3x-19 \right)}^{2019}}+2020$.
    Giải:
    a) Đặt $a{{x}^{3}}=b{{y}^{3}}=c{{z}^{3}}=k\Rightarrow a{{x}^{2}}=\frac{k}{x};\,\,\,b{{y}^{2}}=\frac{k}{y};\,\,\,c{{z}^{2}}=\frac{k}{z}$ .
    Do đó $\sqrt[3]{a{{x}^{2}}+b{{y}^{2}}+c{{z}^{2}}}=\sqrt[3]{\frac{k}{x}+\frac{k}{y}+\frac{k}{z}}=\sqrt[3]{k\left( \frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z} \right)}=\sqrt[3]{k}$ (vì $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=1$) (1)
    Ta lại có $a{{x}^{3}}=b{{y}^{3}}=c{{z}^{3}}=k\Rightarrow a=\frac{k}{{{x}^{3}}};\,\,\,b=\frac{k}{{{y}^{3}}};\,\,\,c=\frac{k}{{{z}^{3}}}$ .
    Do đó $\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}=\sqrt[3]{\frac{k}{{{x}^{3}}}}+\sqrt[3]{\frac{k}{{{y}^{3}}}}+\sqrt[3]{\frac{k}{{{z}^{3}}}}=\sqrt[3]{k}\left( \frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z} \right)=\sqrt[3]{k}$ (vì $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=1$) (2)
    Từ (1) và (2) suy ra $\sqrt[3]{a{{x}^{2}}+b{{y}^{2}}+c{{z}^{2}}}=\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}$.

    b) Ta có $x=\sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}}$
    $\begin{align}
    & \Rightarrow {{x}^{3}}={{\left( \sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}} \right)}^{3}} \\
    & \Rightarrow {{x}^{3}}=9+4\sqrt{5}+9-4\sqrt{5}+3\sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}.\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}}\left( \sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}} \right) \\
    & \Rightarrow {{x}^{3}}=18+3\sqrt[3]{81-80}.x \\
    & \Rightarrow {{x}^{3}}=18+3x \\
    & \Rightarrow {{x}^{3}}-3x-19=-1 \\
    \end{align}$
    Do đó $A={{\left( {{x}^{3}}-3x-19 \right)}^{2019}}+2020={{\left( -1 \right)}^{2019}}+2020=-1+2020=2019$.