Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm) Câu 1: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á hình thành vào khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ I – X sau công nguyên. C. Thế kỉ X – XII sau công nguyên. B. Thế kỉ I – X trước công nguyên. D. Thế kỉ XV – XVII sau công nguyên. Câu 2: Cơ sở quan trọng nhất cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ ở Đông Nam Á là A. Sự phát triển về kinh tế. C. Sự tấn công của các thế lực ngoại xâm. B. Sự phân tán về mặt lãnh thổ. D. Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Câu 3: Đặc điểm của các quốc gia phong kiến “dân tộc” Đông Nam Á là A. lấy nhiều bộ tộc có cùng văn hóa làm nền tảng. C. hình thành trên cơ sở đoàn kết các dân tộc. B. lấy một bộ tộc đông, phát triển làm nòng cốt. D. quốc gia có đa dân tộc. Câu 4: Nét chung về điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á là A. có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm. B. tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển. C. địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới. D. có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn. Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á? A. Công cụ bằng kim loại xuất hiện. B. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa. C. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc chuyên làm nghề buôn bán đường biển. D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Câu 6: Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, ở vùng Trung Bộ Việt Nam ngày nay có Vương quốc nào ra đời? A. Vương quốc Cham-pa. C. Vương quốc Pa-gan. B. Vương quốc Phù Nam. D. Vương quốc Lan Xang. Câu 7: Chân Lạp là tên gọi của sử sách Trung Quốc dành cho vương quốc A. Lào. B. Việt Nam. C. Cam-pu-chia. D. Xiêm Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Cam-pu-chia là A. không tiếp giáp với biển. B. Địa hình giống như một lòng chảo khổng lồ. C. Xung quanh là rừng và cao nguyên. D. Giữa là Biển Hồ với vùng phụ cận là những cánh đồng phì nhiêu. Câu 9: Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là A. Người Môn. B. Người Khơme. C. Người Chăm. D. Người Thái. Câu 10: Thời kì phát triển nhất của Cam-pu-chia được gọi là A. thời kì Ăng-co. C. thời kì Xihanuc. B. thời kì Lan-Xang. D. thời kì Phnôm Pênh Câu 11: Thế kỉ X – XII ở khu vực Đông Nam Á, Cam-pu-chia được gọi là A. vương quốc phát triển nhất. B. vương quốc hùng mạnh nhất. C. vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất. D. vương quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ. Câu 12: Ý nào không phản ánh đúng tình hình Cam-pu-chia từ cuối thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ XIX. A. Đất nước hầu như suy kiệt. B. Xảy ra những cuộc mưu sát và tranh giành nội bộ. C. Xây dựng hai quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom. D. Đương đầu với các cuộc xâm chiếm của người Thái, chuyển kinh đô từ Ăng-co về khu vực Phnôm Pênh ngày nay. Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của sông Mê Công đối với nước Lào. A. Là nguồn thủy văn dồi dào. B. Là trục giao thông của đất nước. C. Là yếu tố của sự thống nhất nước Lào về địa lí. D. Là biên giới tự nhiên giữa Lào và Việt Nam. Câu 14: Chủ nhân đầu tiên của vương quốc Lào là A. Người Khơme. B. Người Lào Lùm. C. Người Lào Thơng. D. Người Môn cổ. Câu 15: Chữ viết của người Lào được sáng tạo dựa trên các nét cong của A. Ấn Độ. C. Việt Nam. B. Thái Lan. D. Cam-pu-chia và Mi-an-ma. Câu 16: Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có điểm gì khác so với người Lào Thơng. A. Sống ở vùng đồi núi. C. Sống trên sông nước. B. Sống ở những vùng thấp. D. Du canh du cư. Câu 17: Người có công thống nhất các mường cổ và sáng lập nước Lan Xang là A. Khún Bolom. B. Pha Ngừm. C. Xu-li-nha Vôngxa. D. Chậu A Nụ. Câu 18: Ý nào không phản ánh đúng tình hình vương quốc Lan Xang giai đoạn phát triển thịnh đạt (XV- XVII). A. Là quốc gia cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á. B. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện, có quân đội hùng mạnh. C. Nhân dân có cuộc sống thanh bình, đất nước có nhiều sản vật, có quan hệ buôn bán với nhiều nước, kể cả người Châu Âu. D. Luôn giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, nhưng cương quyết trong việc chống xâm lược. Câu 19: Thế kỉ XVIII nước Lan Xang bị phân liệt thành 3 tiểu quốc đối đầu nhau đó là A. Viêng Chăn, Xiêng Khoảng, Chăm-pa-xắc. B. Viêng Chăn, Luông-Pha-băng, Chăm-pa-xắc. C. Luông-Pha-băng, Chăm-pa-xắc, Lan Xang. D. Luông-Pha-băng, Chăm-pa-xắc, Pông-công-chơ-năng. Câu 20: Nét tương đồng của lịch sử Lào và lịch sử các nước trên bán đảo Đông Dương nửa cuối thế kỉ XIX thể hiện ở điểm nào. A. Đều bị tư bản phương Tây xâm lược và trở thành thuộc địa. B. Đều trở thành các quốc gia ham chiến trận nhất Đông Nam Á. C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị. D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực. Câu 21: Tháp Thạt Luổng - công trình kiến trúc điển hình của Lào ảnh hưởng bởi tôn giáo nào. A. Hinđu giáo. B. Phật giáo. C. Hồi giáo. D. Bà Là Môn giáo. Câu 22: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sụp đổ đế quốc Rô-ma cuối thế kỉ V là A. cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nô lệ chống chủ nô. B. mâu thuẫn dân tộc, giai cấp gay gắt. C. các thị quốc nổi dậy và tách khỏi đế quốc Rô-ma. D. đế quốc Rô-ma không thể đương đầu với cuộc tấn công của người Giécman. Câu 23: Đế quốc Rô-ma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của chế độ A. chiếm nô. B. nô lệ. C. phong kiến. D. dân chủ. Câu 24: Tiền đề quan trọng nhất để các cuộc phát kiến địa lí có thể thực hiện được là A. mong muốn tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu. B. tinh thần thích phiêu lưu mạo hiểm của con người. C. khoa học – kĩ thuật, đặc biệt ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể. D. thương nhân châu Âu tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các cuộc hành trình sang phương Đông. Câu 25: Lãnh địa phong kiến là A. vùng đất rộng lớn của nông dân. B. vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô. C. vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến và bình dân. D. Vùng đất rộng lớn của quý tộc, tăng lữ. Câu 26: Cư dân chủ yếu trong thành thị trung đại Tây Âu là A. nông dân, thợ thủ công. C. lãnh chúa, thợ thủ công. B. thương nhân, thợ thủ công. D. lãnh chúa, quý tộc. Câu 27: Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là A. nông dân. B. nông nô. C. thợ thủ công. D. nô lệ. Câu 28: Phong trào văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống phong kiến trên lĩnh vực gì? A. Kinh tế. B. Giáo dục. C. Văn hóa, tư tưởng. D. Tôn giáo, tư tưởng. II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm) Câu 1. Lập bảng tóm tắt các cuộc phát kiến địa lí lớn ở thế kỉ XV theo các tiêu chí cho sẵn ở bảng sau, từ đó rút ra hệ quả của những phát kiến địa lí đó. Câu 2. Theo em các cuộc phát kiến địa lí đó có ảnh hưởng thế nào đến nước ta ở thế kỉ XVI - XVII? Lời giải chi tiết I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm) 1234567AABACAB891011121314ACABCDC15161718192021DBBABAB22232425262728DACDBBCII. PHẦN TỰ LUẬN (1 câu - 3,0 điểm) Câu 1. *Bảng tóm tắt các cuộc phát kiến địa lí lớn ở thế kỉ XV Thời gianNgười tiến hànhKết quả1487B.Đia-a-xơĐi đến cực Nam châu Phià mũi Hảo Vọng.1492Cô-lôm-bôLà người phát hiện ra châu Mĩ.1497Va-x cô- đơ Ga-maCập cảng Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.1519-1522Ph. Ma-gien-lanThực hiện vòng quanh thế giới bằng đường biển.* Hệ quả: - Tìm ra những vùng đất mới, dân tộc mới, đường đi mới… - Tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục. - Thị trường mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. - Thúc đẩy sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. - Nảy sinh quá trình cướp bóc và buôn bán nô lệ. Câu 2. * Ảnh hưởng của phát kiến địa lí đến Việt Nam: - Phát triển ngành ngoại thương… - Là thế kỉ có sự thăm dò của nhiều thực dân phương Tây. - Là cơ sở để thúc đẩy nhanh quá trình xâm lược của CNTD.