Đề cương ôn tập Hóa học 12 HK2

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề cương ôn tập Hóa học 12 HK2

    Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 nắm được các dạng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm – tự luận có khả năng xuất hiện trong đề thi HK2 Hóa học 12, LTTK Tez giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập Hóa học 12 HK2, các câu hỏi và bài tập trong đề cương được chọn lọc kỹ càng từ các đề trong sách giáo khoa, sách tham khảo, đề thi thử và đề thi các năm học trước … với đầy đủ các dạng bài và mức độ cơ bản đến nâng cao.

    Nội dung đề cương Hóa học 12 HK2:
    Chương 5. Đại cương kim loại
    + Dạng 1. Xác định tên kim loại.
    + Dạng 2. Kim loại tác dụng với dung dịch axit.
    + Dạng 3. Giải toán kim loại tác dụng với dung dịch muối.
    + Dạng 4. Bài toán về tính khử của CO, H2.
    + Dạng 5. Giải toán điện phân.
    Chương 6. Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
    + Dạng 1. Xác định kim loại kiềm, kiềm thổ.
    + Dạng 2. Hỗn hợp kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm tác dụng với nước.
    + Dạng 3. Bài toán CO2, SO2 dẫn vào dung dịch bazơ.
    + Dạng 4. Bài toán về muối cacbonat.
    + Dạng 5. Phản ứng nhiệt nhôm.
    + Dạng 6. Toán về sự lưỡng tính của Al(OH)3.
    + Dạng 7. Toán về nước cứng.
    Chương 7. Sắt – crom – đồng
    + Dạng 1. Tìm kim loại chuyển tiếp.
    + Dạng 2. Fe tác dụng với axit HNO3, H2SO4 đặc nóng.
    + Dạng 3. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
    + Dạng 4. Giải bài toán quy đổi.
    Chương 8. Phân biệt một số chất vô cơ
    Chương 9. Hóa học và vấn đề môi trường

    Trích dẫn đề cương ôn tập học kỳ 2 Hóa học 12:
    + Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì:
    A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.
    B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.
    C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.
    D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.
    + Khử hoàn toàn 4,06g một kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7g kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 (đktc).
    a. Xác định công thức oxit kim loại.
    b. Cho 4,06g oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) được dung dịch X và có khí SO2 bay ra.
    Hãy xác định nồng độ mol/lít của muối trong dung dịch X. Coi thể tích của dung dịch không thay đổi trong suốt quá trình phản ứng.
    + Hòa tan 2,84g hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại A và B kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II bằng 120 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,896 lít khí CO2 (đo ở 54,60 C và 0,9 atm) và dung dịch X.
    a. Tính khối lượng nguyên tử của A và B và tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X ?
    b. Tính % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hộ ban đầu.
    c. Nếu cho toàn bộ khí CO2 hấp thụ bởi 200 ml dung dịch Ba(OH)2 thì nồng độ của Ba(OH)2 là bao nhiêu để thu được 3,94 gam kết tủa ?
    d. Pha loãng dung dịch X thành 200 ml, sau đó cho thêm 200 ml dung dịch Na2SO4 0,1M. Biết rằng khi lượng kết tủa BSO4 không tăng thêm nữa thì tích số nồng độ của các ion B2+ và SO4 2- trong dung dịch bằng [B2+].[SO4 2-] = 2,5.10^-5. Hãy tính lượng kết tủa thực tế được tạo ra.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪