Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 8 - Lịch sử 9

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài
    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

    Khoanh tròn trước một chữ cái trước câu trả lời đúng:
    Câu 1. Lần đầu tiên Mĩ đưa con người lên Mặt Trăng vào:
    A. Tháng 6 - 1969.
    B. Tháng 7 - 1969.
    C.Tháng 8 - 1969.
    D. Tháng 9 - 1969.
    Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra:
    A. "Chiến tranh tổng lực".
    B. "Chiến lược toàn cầu".
    C. Một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
    D. "Chủ nghĩa lấp chỗ trống".
    Cău 3. Trong những năm 1963, 1969 - 1975, ớ Mĩ phong trào dấu tranh bùng lên dữ dội như các “mùa hè nóng bỏng” của:
    A. Giai cấp công nhân.
    B. Các tầng lớp nhân dân.
    C. Người da màu.
    D. Người da đen.
    Câu 4. Những năm 1991 - 2000, là 10 năm nước Mĩ có sự :
    A. Suy thoái về kinh tế.
    B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.
    C. Tăng trưởng kinh tế liên tục.
    D. Khủng hoáng về chính trị.
    Câu 5. Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm và sự vượt trội về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ đã ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập:
    A. Trật tự thế giới đơn cực.
    B. Trật tự thế giới đa cực.
    C. Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
    D. Trật tự hai cực.
    II. PHẦN TỰ LUẬN
    Câu 6.
    Nêu những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm tương đối từ thập niên 60 của thế kỉ XX?
    Lời giải chi tiết
    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

    Câu12345
    Đáp ánBBDCA
    II. PHẦN TỰ LUẬN
    Câu 6.
    Những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm tương đối từ thập niên 60 của thế kỉ XX:
    Có 4 nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ suy giảm:
    - Sau khi khôi phục kinh tế các nước Tây Âu và Nhật bản vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ .
    - Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái khủng hoảng .
    - Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi khoản tiền khổng lồ cho chạy đua vũ trang, sản xuất các thứ vũ khí hiện dại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
    - Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm cư dân - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội của nước Mĩ.